• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.274,93 +2,95/+0,23%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:24:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.274,93   +2,95/+0,23%  |   HNX-INDEX   231,16   -0,36/-0,16%  |   UPCOM-INDEX   92,33   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.343,37   +4,32/+0,32%  |   HNX30   503,09   -0,95/-0,19%
09 Tháng Mười 2024 10:32:59 SA - Mở cửa
Cần thêm cơ chế để xử lý nợ xấu
Nguồn tin: Vietnam+ | 17/09/2024 9:43:30 SA

Phóng viên TTXVN đã trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam xung quanh việc xử lý nợ xấu.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ảnh: BNEWS phát

Xử lý nợ xấu đang là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế. Mới đây, việc bổ sung nhiều quy định quan trọng trong các luật mới và sửa đổi như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và Luật Nhà ở được kỳ vọng sẽ mang lại giải pháp hiệu quả hơn trong vấn đề này.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những biện pháp này đã đủ để tạo nên chuyển biến lớn trong xử lý nợ xấu và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế hay không?
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Phóng viên: Xin ông cho biết tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hiện đang diễn biến ra sao?

Tổng thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã có những chỉ đạo rất quyết liệt và làm việc tích cực để thông qua và ban hành nhiều Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn triển khai liên quan, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội trên toàn cầu và các nước trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn. Điều này kéo theo hoạt động của các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong xử lý nợ xấu.
Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hết hiệu lực (từ ngày 1/1/2024), các tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai các biện pháp để xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tăng cường tín dụng, triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Lê Phương/BNEWS/TTXVN

Mặc dù vậy, quy trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đến từ nhiều yếu tố như: Khách hàng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng; Khách hàng chây ỳ trả nợ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm; Quy trình, thủ tục tố tụng và thi hành án kéo dài gây tốn kém về mặt chi phí, giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút…
Bên cạnh đó, các vướng mắc về mặt pháp lý là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của việc xử lý nợ xấu chưa cao, làm hạn chế tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng.
Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng chủ yếu từ nhóm các ngân hàng thương mại; trong đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng có nợ xấu nội bảng lớn nhất.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6/2024 là 795,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,77% so với cuối năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,56%, cao hơn mức 4,55% tại thời điểm cuối năm 2023 và mức 2,03% cuối năm 2022.
Tổng nợ xấu nội bảng, nợ tại Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6/2024 là 1.132,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,44% so với tổng dư nợ, giảm so với mức 6,9% vào cuối năm 2023 nhưng tăng so với mức 4,21% vào cuối năm 2022.

Phóng viên: Các quy định mới trong Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở mới được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ chế hỗ trợ cho hoạt động xử lý nợ xấu. Nhưng dường như vẫn còn nhiều thách thức mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt. Xin ông chia sẻ rõ hơn về những thách thức này!

Tổng thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Vấn đề xử lý nợ xấu là một trong những thách thức lớn mà hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung đang phải đối mặt. Dù đã có nhiều nỗ lực và cơ chế hỗ trợ được ban hành, nhưng việc xử lý dứt điểm nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, các tổ chức tín dụng vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc xử lý nợ xấu. Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội trên toàn cầu và các nước trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn dẫn đến ảnh hường nguồn trả nợ ngân hàng của người dân, doanh nghiệp. Thêm nữa, các khoản nợ xấu có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều yều tố như tài sản đảm bảo, năng lực trả nợ của khách hàng, tình hình thị trường và các quy định pháp luật. Điều này khiến việc định giá, xử lý và thu hồi nợ trở nên khó khăn hơn.

Xử lý nợ xấu đang là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế. Ảnh minh họa: BNEWS phát

Chưa dừng lại ở đó, việc thiếu thông tin minh bạch về tài sản đảm bảo, năng lực tài chính của khách hàng và các giao dịch liên quan đến khoản nợ cũng là một rào cản lớn trong quá trình xử lý nợ xấu. Nhiều khách hàng nợ xấu thường tìm cách trì hoãn hoặc chống đối việc thanh toán nợ, bàn giao tài sản bảo đảm gây khó khăn cho quá trình thu hồi.
Bên cạnh đó, khung pháp lý về xử lý nợ xấu mặc dù đã có những cải thiện nhưng vẫn còn một số bất cập, chưa đủ mạnh để xử lý hiệu quả các trường hợp vi phạm. Quy trình, thủ tục tố tụng và thi hành án kéo dài gây tốn kém chi phí, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút…

Phóng viên: Vậy trước những thách thức đó, cần phải làm gì để tăng hiệu quả xử lý nợ xấu và giảm tác động tiêu cực của nợ xấu đến nền kinh tế, thưa ông?

Tổng thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Để giải quyết các thách thức này, tôi cho rằng cần có những giải pháp đồng bộ và toàn diện. Bao gồm việc tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu, tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và khuyến khích việc xử lý nợ xấu.
Song song với hoàn thiện khung pháp lý thì phát triển thị trường mua bán nợ cũng cần được đẩy mạnh. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường mua bán nợ, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu. 
Thêm vào đó, cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng và các cơ quan tư pháp để tạo ra một cơ chế phối hợp hiệu quả trong xử lý nợ xấu. Cần thêm những chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn đối với các tổ chức tín dụng, cần tăng cường năng lực về đánh giá rủi ro, quản lý nợ và xử lý nợ xấu.
Trong bối cảnh hiện nay, việc xử lý nợ xấu là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm của cả hệ thống. Tôi tin rằng, với những giải pháp phù hợp, chúng ta sẽ sớm khắc phục được những khó khăn và giảm thiểu được tác động tiêu cực của nợ xấu đến nền kinh tế.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Phương-Link gốc