• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.271,27 +6,37/+0,50%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:04:59 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.271,27   +6,37/+0,50%  |   HNX-INDEX   233,77   +0,82/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,63   +0,16/+0,17%  |   VN30   1.318,41   +7,47/+0,57%  |   HNX30   509,85   +3,34/+0,66%
20 Tháng Chín 2024 4:20:43 SA - Mở cửa
Tiền từ Trung Quốc đang chảy vào Việt Nam tìm cơ hội?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 19/09/2024 12:37:27 CH
ASEAN đã trở thành "miền đất hứa" mới cho dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc.  Trong đó, Việt Nam nổi lên là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn này.
 
Theo Nikkei Asia, Rhodium Group mới đây đã cung cấp cơ sở dữ liệu "China Cross Border Monitor" (tạm dịch Giám sát xuyên biên giới Trung Quốc) theo dõi đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, từ đó đưa ra những phân tích về sự thay đổi trong hành vi của các nhà đầu tư tại quốc gia này.
 
Tại đó, nhóm nghiên cứu độc lập này chỉ ra dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang chuyển hướng từ các nền kinh tế phát triển sang các thị trường mới nổi, và Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi.
 
 
Hành vi đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã thay đổi sau đại dịch, Việt Nam là một trong những những quốc gia hưởng lợi. (Ảnh: Nikkei Asia)
 
Cụ thể, các công ty Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến các thị trường gần gũi hơn, và châu Á đã trở thành điểm đến lớn nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc kể từ năm 2017. Đặc biệt, Việt Nam, cùng với Malaysia và Indonesia, đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong các khoản đầu tư từ Trung Quốc.
 
Báo cáo dẫn số liệu từ năm 2023 cho thấy, 72% giao dịch đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc diễn ra tại các quốc gia không thuộc nhóm nền kinh tế tiên tiến (theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho thấy sự dịch chuyển rõ ràng trong chiến lược đầu tư của Trung Quốc.
 
Trước Rhodium Group, nhiều báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á.
 
Theo fDi Markets, một phần ba FDI sản xuất năm ngoái của Đông Nam Á đến từ Trung Quốc, nhiều hơn gấp 3 lần so với đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
 
Tại Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là những nhà đầu tư lớn trong nhiều năm nhưng Trung Quốc cũng đang gia tăng dấu ấn FDI nhanh chóng. Các công ty sản xuất hàng đầu Trung Quốc đã tăng cường đầu tư trong năm 2023, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới đến từ Trung Quốc. Thực tế, 2023 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đại lục đạt thị phần lớn nhất trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Tính chung lại, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Macau chiếm gần một nửa dòng vốn FDI mới của Việt Nam trong năm 2023.
 
“Chúng tôi nhìn thấy xu hướng này trong chính tập khách hàng của chúng tôi. HSBC ghi nhận số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia thị trường mới ở Đông Nam Á trong năm 2023 đã tăng 80% so với năm 2022. Các khách hàng Trung Quốc của chúng tôi quan tâm nhiều nhất đến mở rộng thị trường sang Singapore, theo sau là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia”, bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối Ngân hàng Thương mại khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á - Thái Bình Dương và ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam nhận định trong bài viết mới đây về quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc.
 
Theo phân tích từ các chuyên gia của HSBC, khu vực Đông Nam Á thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhờ cơ hội tăng trưởng. Nhóm doanh nghiệp này đang đi trước các doanh nghiệp khác trên thế giới trong tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á.
 
Một khảo sát với 3.500 doanh nghiệp toàn cầu do ngân hàng này thực hiện vào năm ngoái cho thấy lực lượng lao động lành nghề, nền kinh tế số đang phát triển, mức lương cạnh tranh và thị trường khu vực có quy mô tương đối lớn chính là những điểm hấp dẫn của ASEAN.
 
“Một ví dụ cụ thể là 28% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sự vững vàng của nền kinh tế Việt Nam là yếu tố tiên quyết thu hút doanh nghiệp quốc tế. Quốc gia này vốn được biết là một nền kinh tế có GDP tăng trưởng mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN với tốc độ 6,5%”, theo chuyên gia HSBC.
 
Nghiên cứu cũng cho thấy, so với nhóm doanh nghiệp đến từ Mỹ và châu Âu, tỷ lệ công ty Trung Quốc và Hồng Kông đạt tăng trưởng tự thân ở Đông Nam Á cao hơn và họ đang tìm kiếm cơ hội gia tăng hoạt động mua bán và sáp nhập tại đây.
 
Đối với Việt Nam, Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại với kim ngạch song phương vượt mốc 106 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, dệt may và máy móc. Trong vòng 10 năm kể từ 2014, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 20 hành lang thương mại hàng đầu thế giới. Những thỏa thuận tầm cỡ khu vực như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đồng nghĩa các liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục chặt chẽ hơn, chú trọng hơn vào lĩnh vực số hóa.
 
Theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%. Xét về tổng giá trị giao dịch (Gross Merchandise Value – GMV), Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. Sự tăng trưởng kỳ vọng sẽ đạt được nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, được hậu thuẫn bởi tập người tiêu dùng đang gia tăng và sẵn sàng trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, lớn hơn cả Đức, Vương quốc Anh và Thái Lan.
 
Trong bối cảnh Trung Quốc vốn đang tiên phong và mở rộng quy mô các công nghệ số này, không quá bất ngờ khi các doanh nghiệp Trung Quốc hiện tại nhận diện ngay cơ hội tăng trưởng ở khu vực láng giềng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Khu vực này đang muốn khai mở thêm cơ hội tăng trưởng trị giá 2.000 tỷ USD vào năm 2030 thông qua triển khai Hiệp định Khung về Kinh tế Số. Ví dụ điển hình có thể kể đến như TikTok chi 840 triệu USD mua lại 75% cổ phần mảng thương mại điện tử Tokopedia của GoTo tại Indonesia và Alibaba đầu tư thêm 630 triệu USD vào công ty con Lazada ở Singapore.
 
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua mà là sự đồng tâm hiệp sức. “Cơ hội, vị trí cận kề và những sở trường bổ trợ cho nhau sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong mối quan hệ kinh tế này”.