• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.227,79 -13,65/-1,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.227,79   -13,65/-1,10%  |   HNX-INDEX   210,24   -4,76/-2,21%  |   UPCOM-INDEX   91,03   -0,73/-0,80%  |   VN30   1.310,76   -15,11/-1,14%  |   HNX30   412,58   -12,18/-2,87%
15 Tháng Tư 2025 5:35:05 CH - Mở cửa
FPT: Cổ phiếu đang ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 8/2024
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 08/04/2025 2:44:07 CH

Phiên sáng 8/4, cổ phiếu FPT của Công ty cổ phần FPT giảm 6,64% về 105.500 đồng/cp, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 13 triệu đơn vị. Cổ phiếu này bước vào đầu phiên đã giảm sàn và duy trì tới gần cuối phiên.

Từ đỉnh lịch sử hồi trung tuần tháng 1/2025, thị giá FPT đã mất hơn 20%, đi ngược với xu hướng tăng hơn 3,2% của chỉ số VN-Index, và đang ở vùng thấp nhất kể từ tháng 8/2024.

Trước đó, năm 2024 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ của FPT với 42 lần vượt đỉnh, đà tăng tiếp tục được duy trì đến đỉnh điểm 154.300 đồng/cp vào ngày 23/1/2025 - mức cao nhất kể từ khi cổ phiếu này niêm yết.

Tuy nhiên, sau đà tăng “nóng”, cổ phiếu FPT liên tục giảm giá mạnh trước áp lực từ cả khối ngoại và nhà đầu tư trong nước, trở thanh tâm điểm chú ý với đà giảm.

Cổ phiếu FPT trở thanh tâm điểm chú ý với đà giảm.

Thống kê giao dịch trong quý I/2025 cho thấy FPT là mã cổ phiếu bị nhóm tự doanh bán ròng mạnh thứ hai trên sàn HoSE với giá trị 452,6 tỷ đồng, sau STB (673,69 tỷ đồng). Đồng thời, FPT cũng là cổ phiếu có số lượng quỹ bán ròng nhiều nhất (22 quỹ), chủ yếu là các quỹ mở. Động thái này được cho là do các quỹ đang thực hiện điều chỉnh danh mục đầu tư sau khi cổ phiếu FPT có dấu hiệu tạo đỉnh và chịu áp lực bán.

Một quỹ đầu tư đáng chú ý đã chốt lời FPT là Pyn Elite Fund. Trong thư gửi nhà đầu tư sau khi bán cổ phiếu FPT và CMG, ông Petri Deryng - người đứng đầu quỹ - đã cảnh báo về nguy cơ bong bóng công nghệ, đưa ra so sánh với bong bóng dot-com năm 2000 và nhận định khó có thể xác định liệu thị trường đang ở giai đoạn đầu của một đợt sụp đổ hay chỉ là một nhịp chốt lời thông thường.

Có thể thấy, năm 2024 là năm đầu tiên FPT hở room. Trên thực tế, khối ngoại đã bán ròng mạnh tay FPT từ khoảng tháng 5-6/2024 và kéo dài tới hiện tại.

Giai đoạn trước, cổ phiếu FPT được ví như thỏi nam châm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Room ngoại thường xuyên được phủ kín 49% và hầu như chỉ hở ra do các hoạt động ESOP nhưng đều được lấp đầy ngay sau đó. Nhiều giao dịch ghi nhận khối ngoại phải chấp nhận trả một mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường, lên đến 40% so với thị giá để sở hữu FPT. Tuy nhiên, tới nay, với việc hở room lớn, hiện khối ngoại có thể dễ dàng mua được cổ phiếu FPT thông qua giao dịch trên sàn. Dù vậy, khó có thể dự báo thời điểm khối ngoại đảo chiều quay trở lại gom FPT, đặc biệt khi dòng vốn ngoại trên toàn cầu đang có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam.

Theo phân tích từ một số chuyên gia, nhịp điều chỉnh của FPT có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm tác động từ sự kiện ra mắt công nghệ DeepSeek, lo ngại về định giá cổ phiếu công nghệ nói chung tại Mỹ và Việt Nam sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Bên cạnh đó, cổ phiếu FPT còn chịu áp lực bán ròng mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường “lao dốc” trước áp lực “bão thuế quan” với hàng loạt nhóm ngành “xanh lơ” do ảnh hưởng thông tin thuế đối ứng 46%, mặc dù FPT khẳng định dịch vụ CNTT không nằm trong danh sách áp thuế 46% của Mỹ và doanh nghiệp tự tin an toàn trong "cơn bão thuế", nhưng “bão” vẫn không ngừng tác động vào diễn biến cổ phiếu.

Theo ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng, Giám đốc SSI Research, chính sách áp thuế của Mỹ nhắm tới bảo hộ cho các hàng hóa và chưa nhắc về nhóm dịch vụ hay công nghệ. Tuy nhiên, động thái này vẫn có hai mặt tác động.

Chính sách áp thuế của Mỹ nếu kéo dài có thể gây ra suy thoái kinh tế. Từ đó, việc đầu tư về công nghệ có thể kém đi, tác động với FPT theo xu hướng giảm chung của nền kinh tế Mỹ. Đồng thời, sự xuất hiện của DeepSeek ít nhiều gây ra tác động với FPT khi gây ra lo ngại sẽ làm suy giảm giá trị của ngành AI và tạo ra cạnh tranh khốc liệt.

Ngược lại, nếu đánh giá câu chuyện của FPT theo hướng có thể hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam thì dư địa tăng trưởng tương đối tích cực.

Châu Giang-Link gốc

Cổ phiếu liên quan