Tiêu đề:
|
Báo cáo ngành Khí - Tháng 08/2017
|
Loại báo cáo:
|
Phân tích ngành
|
Nguồn:
|
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
|
Ngành:
|
Dầu khí
|
Chi tiết:
|
Ngày:
|
15/09/2017
|
Số trang:
|
137
|
Ngôn ngữ:
|
Tiếng Việt
|
Dạng tệp:
|
|
Quy mô:
|
10.127 Kb
|
|
Báo cáo này hữu ích?
|
(Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
|
|
|
Tóm tắt:
|
1. Điểm mạnh
-
Việt Nam với vị thế có đường bờ biển dài hơn 3.400 m, tạo lợi thế khai thác về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt cho nhu cầu tiêu thụ trong nước với giá thành rẻ hơn so với khí nhập khẩu.
-
Vùng Biển Đông Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thương huyết mạch Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương nên dễ dàng nhập khẩu nguồn khí bổ sung.
-
Hoạt động trong ngành đã được đồng bộ từ thăm dò, khai thác ở thượng nguồn, thu gom đến hoạt động phân phối ở hạ nguồn.
2. Điểm yếu
-
Hoạt động khai thác đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó với nền kinh tế đang phát triển việc huy động nguồn vốn đầu tư khá khó khăn.
-
Giá khí trong nước phụ thuộc vào giá dầu thế giới.
-
Nhà nước kiểm soát hoàn toàn ở thượng nguồn và trung nguồn nên tính linh hoạt thấp, cạnh tranh kém.
-
Mạng lưới cơ sở hạ tầng đặc thù của ngành còn kém và đang trong quá trình xây dựng, gây khó khăn cho hoạt động phân phối các sản phẩm đến các khách hàng cả nước.
-
Nguồn nhân lực và công nghệ trong nước chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu trong nước.
3. Cơ hội
-
Tiếp tục được nhà nước bảo trợ nên tiếp tục được hưởng nhiều ưu đãi.
-
Tiềm năng khai thác và trữ lượng trong nước còn cao từ 40-50 năm.
-
Sau 6 năm trở thành thành viên chính thức của WTO, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng hợp tác song phương với các nước phát triển trong hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu sản phẩm từ dầu mỏ và khí thiên nhiên.
-
Vấn đề an ninh năng lượng và lợi nhuận cao từ hoạt động dầu khí sẽ thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển từ khâu thượng nguồn đến trung nguồn, hạ nguồn và dịch vụ - thương mại.
4. Thách thức
-
Sản lượng khai thác mỏ dầu và khí ngoài khơi đang bắt đầu suy giảm, các mỏ mới chưa thể sớm đưa vào khai thác để bổ sung.
-
Sự can thiệp giữa các nước trên vùng Biển Đông còn nhiều phức tạp.
-
Theo Quy hoạch phát triển ngành khí đến 2025 và định hướng đến 2035, cần nguồn vốn lớn để đầu tư đây là sức ép đối với việc thu xếp vốn khi triển khai các dự án, nhất là các dự án khai thác vùng biển sâu.
-
Hệ thống cơ chế chính sách về ngành dầu khí nói chung và ngành công nghiệp khí nói riêng vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn chỉnh sẽ gây khó khăn cho hoạt động phát triển của ngành khí triển khai các sản phẩm mới như khí CNG, LNG.
-
Cạnh tranh giữa các sản phẩm mới như khí LPG trung tâm, nhiệt điện khí với sản phẩm được sản xuất từ công nghệ cũ với chất lượng kém nhưng giá thành thấp hơn.
|
|
|
|
|