• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 1:38:01 SA - Mở cửa
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Báo cáo kinh tế vĩ mô VIỆT NAM - Quý 3/ 2018
Loại báo cáo: Kinh tế vĩ mô
Nguồn: Vietnam Centre For Economic And Policy Research
Chi tiết:
Ngày: 10/10/2018 Số trang: 38 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Quy mô: 2.872 Kb
Báo cáo này hữu ích?
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
 
Tóm tắt:
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức khá cao trong năm nay (khoảng 3,9%, IMF). Trong đó, kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng nhờ chi tiêu của khu vực tư nhân tăng và sự mở rộng tài khóa của chính phủ nước này; kinh tế Nhật và EU tăng chậm lại. Ngoại trừ Trung Quốc, các nền kinh tế trong khối BRICS tiếp tục tăng trưởng cao hơn những năm trước. Tăng trưởng cao của kinh tế Mỹ sẽ khiến Fed tiếp tục tăng lãi suất, làm giảm dòng vốn vào những nước đang phát triển, đặc biệt những quốc gia có nền tảng vĩ mô yếu hoặc tiềm tàng rủi ro chính trị.
 
- Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc một phần do rơi vào cuộc chiến thương mại với Mỹ nhưng nước này hiện có ít nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Dư địa chính sách tiền tệ của Trung Quốc còn rất lớn (lạm phát thấp, 2,3% yoy trong tháng Tám; tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn ở mức cao, 15,5%; lãi suất chính sách vẫn thực dương, 4,35%; dự trữ ngoại hối lớn, trên 3.000 tỷ USD; v.v.) đủ làm bệ đỡ giúp Trung Quốc chống chọi với các cú sốc bên ngoài.
 
- Giá dầu thô tăng mạnh kết hợp với mất giá tiền tệ và căng thẳng thương mại giữa các nước lớn có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của các nước đang phát triển. Ngoài ra, nó còn khiến giá tiêu dùng tăng mạnh trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này khiến nhiều quốc gia không sớm thì muộn phải tăng lãi suất để chống chọi, thị trường tài chính do đó đứng trước rủi ro sụt giảm.
 
- Những diễn biến của kinh tế thế giới hiện tại có thể tác động tới kinh tế Việt Nam ở nhiều góc độ. Thứ nhất, mặc dù nguy cơ đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ nhưng cán cân thương mại có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp qua kênh Trung Quốc. Hơn nữa, việc VND neo khá cứng vào USD cũng khiến hàng hóa Việt Nam ngày càng kém cạnh tranh hơn. Thứ hai, dòng vốn vào cũng chịu những tác động tiêu cực khi Fed liên tục tăng lãi suất chính sách (dự kiến còn một lần nữa trong năm 2018 và hai lần nữa trong năm 2019). Ngoài ra, sự gia tăng lãi suất của Fed cũng gây áp lực nên lãi suất nội tệ nhằm ổn định tỷ giá và phòng ngừa lạm phát.