Tóm tắt:
|
Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm, tăng trưởng GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Sự hồi phục kinh tế của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2021 bị thụt lùi lại phía sau so với nhiều nước đã có tỷ lệ tiêm vắc xin cao. Trung bình, tỷ lệ tiêm vắc xin ít nhất một mũi của thế giới đạt 45,4% vào cuối tháng 9. Tuy vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh tốc độ tiêm vắc xin, đạt tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi vào cuối tháng 9/2021 là 33,7% từ mức 11% vào cuối tháng 6.
• Xét về các động lực tăng trưởng, chúng tôi nhận thấy tiêu dùng sụt giảm mạnh, tăng trưởng xuất khẩu yếu, và giải ngân đầu tư công thấp.
• Xét về tăng trưởng của các ngành, hầu hết các ngành đều ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ, ngoại trừ ngành y tế, tài chính, và nông nghiệp.
❑ Sản xuất công nghiệp (IIP) quý 3 giảm 4,4% so với cùng kỳ, từ mức hồi phục mạnh của các quý trước đó. Tuy vậy, điểm tích cực là đà giảm IIP tháng 9 (-5,5% YoY) thu hẹp lại so với đà giảm của tháng trước đó (-7,4% YoY).
❑ PMI sản xuất ở mức dưới 50 điểm trong bốn tháng liên tiếp, cho thấy các điều kiện kinh doanh vẫn đang suy giảm đáng kể, trong bối cảnh các doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, khó khăn trong việc vận chuyển và thiếu hụt lao động.
❑ Điểm sáng là dòng vốn FDI đăng kí tiếp tục giữ mức tăng trưởng hai chữ số trong 9T2021. Điều này cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp FDI đối với Việt Nam vẫn được duy trì.
❑ Lạm phát và tỷ giá vẫn duy trì ổn định. Lạm phát giảm xuống còn 2,06% từ mức 2,82% cuối tháng 8. Về tỷ giá, đồng nội tệ lên giá tương đối so với USD, tỷ giá giảm 0,1% so với tháng 8 và giảm 1,46% so với đầu năm
|