Nhìn lại diễn biến tuần qua
• Bối cảnh toàn cầu: o Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tiếp tục hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản kết hợp hiệu ứng “Trump Trade” đã kéo theo sự thăng hoa của hàng loạt chỉ số chứng khoán cũng như các loại tài sản rủi ro khác như Bitcoin. Tuy nhiên, tâm lý tích cực dần hạ nhiệt khi các quốc gia dần đánh giá lại các yếu tố hưởng lợi và thách thức trong nhiệm kỳ mới của Tân Tổng thống Donald Trump; qua đó, phản ánh diễn biến tăng giảm đan xen của các thị trường chứng khoán tại Châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc trở thành trường hợp ngoại lệ với hàng loạt chính sách tài khóa được đưa ra trong kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV của Trung Quốc; bao gồm việc đưa ra gói nợ trị giá 10 nghìn tỷ NDT nhằm giảm tải áp lực tài chính cho các chính quyền địa phương.
• Trong nước: o Tỷ giá tăng nhẹ so với tuần trước với mức mất giá kể từ đầu năm ghi nhận khoảng 4,3%. Tuy vậy, tỷ giá dự kiến sẽ dần hạ nhiệt trong thời gian tới với nhiều yếu tố hỗ trợ như lộ trình giảm lãi suất của Fed sẽ tiếp diễn và nguồn tiền kiều hối dự kiến sẽ duy trì xu hướng như các năm trước đó.
• Thị trường chứng khoán Việt Nam: o VN-Index đánh rơi toàn bộ điểm tăng đã tích lũy trong ngày 06/11 và kết tuần với mức giảm 2,33 điểm và đóng cửa tại 1.252,56 (-0,19% WoW). o Khối ngoại tiếp tục bán ròng 3,47 nghìn tỷ đồng với tâm điểm xoay quanh MSN và VHM. Ở chiều ngược lại, nhóm nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng ba tuần liên tiếp sau khi giải ngân 2,48 nghìn tỷ đồng trong tuần qua. o Thanh khoản cải thiện tại phần lớn các nhóm ngành nhưng vẫn chưa trở lại đối với nhóm vốn hóa lớn như Ngân hàng, F&B và Bán lẻ. o Triển vọng: Trong ngắn hạn, diễn biến giao dịch đã trở nên cân bằng ở những phút cuối cùng của phiên ngày 08/11 song áp lực bán có khả năng sẽ tiếp diễn và khiến VN-Index tiếp tục thoái lui về các mốc hỗ trợ thấp hơn tại 1.230 trong bối cảnh bức tranh lợi nhuận quý 3 dù cải thiện tỷ lệ ROE chung của cả thị trường song vẫn chưa tạo nên sự thuyết phục tuyệt đối với tâm lý chung vẫn còn đang thận trọng trong thời gian qua.
Thông tin cần theo dõi trong tuần tới
• 12 bài phát biểu khác nhau đến từ các Thống đốc của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ trải dài từ ngày 12/11 đến 15/11
• Tăng trưởng GDP quý 3 của khu vực đồng Euro (EA), Nhật Bản và Vương Quốc Anh
• Lạm phát tại Đức và Mỹ • Hàng loạt chỉ số kinh tế tháng 10 của Trung Quốc
|