• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.210,67 -19,17/-1,56%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.210,67   -19,17/-1,56%  |   HNX-INDEX   216,97   -3,98/-1,80%  |   UPCOM-INDEX   91,13   +0,55/+0,61%  |   VN30   1.280,52   -2,66/-0,21%  |   HNX30   432,55   -10,88/-2,45%
04 Tháng Tư 2025 5:59:56 CH - Mở cửa
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Báo cáo Vĩ mô và Chiến lược tuần 31/032025-04/04/2025: Rung lắc trước tháng 4
Loại báo cáo: Kinh tế vĩ mô
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset
Chi tiết:
Ngày: 30/03/2025 Số trang: 17 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Quy mô: 1.436 Kb
Báo cáo này hữu ích?
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
 
Tóm tắt:

Thế giới

• Trong tuần qua, sắc đỏ tiếp tục bao phủ nhiều thị trường chứng khoán trọng điểm với lo ngại về lạm phát, thuế quan và bong bóng công nghệ liên quan đến xu hướng đầu tư vào trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Tại Mỹ, quyết định áp thuế nhập khẩu đối với ô tô cùng với chỉ số giá tiêu dùng PCE tăng mạnh hơn dự kiến đã khiến Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq nhanh chóng trở lại xu hướng giảm. Các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi quyết định áp thuế ô tô như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ghi nhận giảm điểm trong tuần qua. Lợi suất trái phiếu chính phủ hạ nhiệt trên diện rộng trong khi diễn biến của các tài sản rủi ro như cổ phiếu và tiền điện tử cùng với chỉ số đo lường biến động VIX đều phản ánh xu hướng dòng tiền đang dần dịch chuyển sang tài sản trú ẩn như trái phiếu và vàng; đồng thời củng cố khả năng rằng Fed sẽ phải tập trung vào câu chuyện tăng trưởng nhiều hơn trong tương lai gần và không thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát dù có thể lộ trình hạ lãi suất sẽ kéo dài hơn dự kiến.

Việt Nam

• VN-Index giảm 4,42 điểm trong tuần qua và đóng cửa tại 1.317,46 (-0,33% WoW). Biên độ giao dịch tiếp tục duy trì hơn 20 điểm với tuần qua ghi nhận bốn phiên giảm điểm liên tiếp.

• Điểm nhấn của tuần qua là sự cân bằng và đồng thời là phân hóa giữa hai nhóm ngành có tỉ trọng vốn hóa lớn với đà tăng của nhóm Bất động sản (chủ yếu là cổ phiếu họ Vingroup như VIC, VHM, và VRE) đã giúp cân bằng với áp lực giảm điểm đến từ nhóm Ngân hàng (VCB, LPB, HDB, BID, MBB).

• Tâm lý thận trọng gia tăng khiến thanh khoản suy giảm nhưng đồng thời cũng là tín hiệu tích cực khi áp lực bán không quá mạnh mẽ. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân mỗi phiên đạt 15,6 nghìn tỷ (-12% WoW).

• Khối ngoại bán ròng gần 2,1 nghìn tỷ đồng với áp lực bán tập trung tại TPB (-563 tỷ) và FPT (-530 tỷ) trong khi giải ngân tương đối đáng kể tại VRE (+455 tỷ).

• Triển vọng:

o Sự trở lại của nhóm cổ phiếu Vingroup đã giúp cân bằng với xu hướng thoái lui của dòng tiền tại nhóm cổ phiếu Ngân hàng vốn đã được chúng tôi thảo luận ở các tuần gần nhất. Tuy vậy, tính bền vững của các nhịp tăng trong thời gian ngắn vẫn cần tích cực theo dõi thêm.

o Diễn biến phân hóa với áp lực chốt lời hình thành ở ba tuần gần nhất mang lại nhiều lo ngại về rủi ro tạo đỉnh trong trung và dài hạn khi thanh khoản duy trì ở mức cao (tổng khối lượng giao dịch trong tháng 3 đạt hơn 16,45 tỷ cổ phiếu, tăng 27% so với tháng 2 và tăng 132% so với tháng 1) trong khi VN-Index vẫn chưa thể bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.330 điểm.

o Trong ngắn hạn, chúng tôi vẫn kỳ vọng VN-Index sẽ nhanh chóng tìm thấy hỗ trợ tại 1.310 điểm song áp lực bán dần tăng cao trên các thị trường trọng điểm sẽ tiếp tục tạo áp lực lên thị trường trong nước. Trong khi đó, rủi ro về thương chiến vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh tại Việt Nam và cần phải theo dõi trước quyết định của Tổng thống Trump trong ngày 2/4 để có đánh giá chính xác hơn.