• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.257,53 +0,12/+0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.257,53   +0,12/+0,01%  |   HNX-INDEX   225,11   +0,42/+0,19%  |   UPCOM-INDEX   91,91   -0,15/-0,16%  |   VN30   1.329,77   +0,15/+0,01%  |   HNX30   483,74   +2,35/+0,49%
25 Tháng Mười 2024 11:19:56 SA - Mở cửa
Áp chuẩn IFRS: Sốc cho thị trường nhưng sẽ không còn những ụ nổi như Vinalines?
Nguồn tin: BizLive | 27/12/2018 9:06:54 SA
Nhóm VN30 đã áp dụng IFRS
 
Tại lễ ra mắt Chứng chỉ IFR do Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức tại TP.HCM, bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), cho biết đối với nhóm công ty niêm yết thuộc VN30, nhóm có vốn hoá lớn nhất trên HOSE, hầu như các thông tin trong nhóm này đều có sự chuẩn bị cho việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), trong đó có đến 10 công ty đã thực hiện rồi, có công ty đã công bố song song báo cáo tài chính theo cả Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và IFRS.
 
Thứ nhất, hầu hết các công ty trong nhóm VN30 đều có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, bắt buộc phải chuyển đổi báo cáo sang IFRS là một yêu cầu để có tính so sánh giúp nhà đầu tư ngoại đưa ra quyết định đầu tư.
 
Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, việc minh bạch về vốn buộc các công ty VN30 phải công bố thông tin để các nhà đầu tư ngoại hiểu hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nhóm các doanh nghiệp lớn có các giám đốc tài chính hoặc các kế toán trưởng đã biết áp dụng chuẩn IFRS.
 
Nhìn rộng hơn, đa số doanh nghiệp Việt ứng dụng chuẩn IFRS chưa nhiều. Trong năm 2015 -2016, HOSE đã phối hợp với Deloitte phát hành sách hướng dẫn áp chuẩn IFRS và so sánh sự khác biệt với VAS, cũng như đưa ra tiêu chuẩn nào áp dụng sẽ ảnh hưởng nhất…
 
Về mặt thị trường, khi áp dụng IFRS sẽ có được sự cân bằng, có thể so sánh được với các thị trường khác. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi và áp dụng còn nhiều khó khăn, có sự thay đổi trên báo cáo tài chính như: kết quả kinh doanh, doanh thulợi nhuận… Nếu không có sự truyền thông rộng rãi, trau chuốt thông tin giúp nhà đầu tư hiểu, rất có thể gây ra những cú sốc trên thị trường.
 
Giá gốc và giá trị hợp lý: Lấy giá nào?
 
Theo TS. Hà Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch VACPA, tại thị trường Mỹ, những công ty niêm yết có công ty mẹ tại Mỹ bắt buộc phải theo chuẩn mực kế toán của Mỹ. Nếu công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có lựa chọn hoặc theo chuẩn kế toán Mỹ (US.GAAP) hoặc theo chuẩn quốc tế IFRS. Các công ty niêm yết tại các thị trường Châu Âu phải theo tiêu chuẩn IFRS do Hội đồng Châu Âu quy định.
 
Các doanh nghiệp Việt khi áp chuẩn IFRS gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, VAS đề cập đến giá gốc dựa trên rất nhiều chuẩn mực, quốc tế tiếp cận dựa trên giá trị hợp lý… Do đó, Luật Kế toán đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015, cho phép tiếp cận giá trị hợp lý ngoài nguyên tắc giá gốc cho Tài sản và Nợ phải trả.
 
Trong Luật này cũng quy định: “Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn thực hiện và ban hành các chuẩn mực kế toán”. Như vậy, giá trị hợp lý là vấn đề rất lớn mà Bộ Tài chính không thể dừng lại ở các chuẩn mực, các công ty kiểm toán cũng đã cảnh báo về giá trị hợp lý khi doanh nghiệp IPO lên sàn sẽ chênh lệch rất nguy hiểm.
 
Lùi về thời điểm năm 2008, các chuyên gia Châu Âu khi trình bày các nguyên tắc giá gốc và giá trị hợp lý, họ cho rằng Việt Nam chưa thể định giá theo giá trị hợp lý, vì nền kinh tế của Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường.
 
Ngay như Pháp khi áp dụng giá trị hợp lý cũng gặp phải trắc trở khi các doanh nghiệp nước này sử dụng dữ liệu trên tất cả các giấy tờ cổ phiếu, trái phiếu theo giá trị hợp lý, nhưng tài sản lại theo giá gốc nên rất mấp mô.
 
Tại Việt Nam, nếu tính theo phương thức giá trị hợp lý phải có sự vào cuộc tất cả các bộ ngành và địa phương, vì nó tiếp cận trên báo cáo với 03 cấp độ: cấp độ thứ 1 là hoàn toàn theo giá thị trường (minh bạch nhất), tiếp đó là cấp độ thứ 2, thứ 3.
 
Một vấn đề rất lớn là Việt Nam phải có đội ngũ chuyên gia thẩm định giá chuyên nghiệp, phải có hướng dẫn chính thống mang tính chất khách quan của Nhà nước.
 
Trong thương vụ mua bán cổ phần giữa Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) và CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), công ty thẩm định giá thương vụ này đã giải thể, mất tích nên không xử lý được công ty thẩm định giá, mặc dù vụ việc đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường.
 
Với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chẳng hạn Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng bắt buộc phải áp dụng theo chuẩn IFRS, vì họ không còn được tiếp cận vốn vay ưu đãi lãi suất, nếu muốn phát hành trái phiếu để vay vốn thương mại, theo quy định tất cả các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS.
 
Vincom cũng đang chuẩn bị niêm yêt trên thị trường Singapore cũng phải dùng các chuyên gia E&Y hỗ trợ trong việc lập báo cáo theo chuẩn IFRS.
 
Một khó khăn khi áp dụng IFRS là sẽ có sự tác động rất lớn tới thị trường khi các chuẩn kế toán khác nhau. Với những tài sản cố định không mang lại lợi ích sẽ được ghi vào tổn thất luôn.
 
Chẳng hạn, ụ nổi của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã mua gần 600 tỷ đồng nhưng không sử dụng được, bán cũng không xong bắt buộc ghi 600 tỷ đồng này vào chi phívà đòi hỏi Vinalines bao nhiêu lâu mới bù đắp được thiệt hại đó?
 
Về rào cản ngôn ngữ, bối cảnh Việt Nam khác với các nước, chẳng hạn khác với Campuchia, Singapore, tuy đây là 02 nước nhỏ hơn nhưng lại là quốc gia nói tiếng Anh nên họ có thể áp dụng IFRS thuận lợi.
Như vậy, khi thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS, tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt sẽ rất minh bạch, nhưng với điều kiện hạ tầng công nghệ phải rất tốt cùng với đội ngũ chuyên gia và những văn bản pháp lý rất chặt chẽ.

 

LAN ANH


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.