15h00
VN-Index kết thúc phiên giao dịch ở mức 993,6 điểm, tương ứng tăng 5,81 điểm (0,59%) lên 993,6 điểm. Toàn sàn có 186 mã tăng, 136 mã giảm và 57 mã đứng giá.
HNX-Index cũng tăng trở lại 0,5 điểm (0,48%) lên 104,64 điểm. Toàn sàn có 59 mã tăng, 68 mã giảm và 64 mã đứng giá.
Về cuối phiên giao dịch, dòng tiền chảy mạnh vào các cổ phiếu trụ cột như
VCB,
MWG,
HDB,
FPT,
SHB,
SSI... và giúp nới rộng sắc xanh của VN-Index cũng như giúp HNX-Index tăng trở lại. Trong đó,
VCB tăng 1,9% lên 86.900 đồng/cp và khớp lệnh hơn 660.000 cổ phiếu.
MWG tăng 3,5% lên 127.500 đồng/cp.
SSI tăng 2,4% lên 21.300 đồng/cp và khớp lệnh 1,4 triệu cổ phiếu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ,
FTM giảm sàn xuống 3.470 đồng/cp.
FLC tăng nhẹ 0,5% lên 4.310 đồng/cp.
Dù thị trường khởi sắc vào cuối phiên nhưng thanh khoản vẫn không có sự cải thiện. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 180 triệu cổ phiếu, trị giá 3.600 tỷ đồng.
14h10
VCB bật tăng 1,6% lên 86.700 đồng/cp và giúp giao dịch trên thị trường khởi sắc hơn. Các mã như
VRE,
MWG,
HDB,
FPT... vẫn đồng loạt tăng giá và giúp nới rộng sắc xanh của VN-Index.
11h30
VN-Index tạm dừng phiên sáng tăng 1,99 điểm (0,2%) lên 989,78 điểm. Toàn sàn có 145 mã tăng, 147 mã giảm và 58 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 104,13 điểm. Toàn sàn có 49 mã tăng, 64 mã giảm và 39 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch đạt 90 triệu cổ phiếu, trị giá 1.700 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục ghi nhận đà tăng tích cực.
GAS tăng 1,1% lên 102.300 đồng/cp.
PVS tăng 1,7% lên 18.200 đồng/cp.
PVD tăng 1,6% lên 16.150 đồng/cp.
11h15
NKG tăng nhẹ 0,8% lên 6.120 đồng/cp.
11h12
VPB giảm sâu 1,6% xuống 21.800 đồng/cp.
10h41
YEG được kéo lên mức giá trần với khối lượng khớp lệnh 9.580 đồng/cp.
Trong khi đó,
FTM giảm mạnh 5,6% xuống 3.520 đồng/cp.
10h08
MPC tăng 2,3% lên 22.400 đồng/cp bất chấp kết quả kinh doanh không được tích cực.
9h45
VN-Index tăng 0,44 điểm (0,04%) lên 988,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,2 triệu cổ phiếu, trị giá 408 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,33%) lên 104,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,7 triệu cổ phiếu, trị giá 52 tỷ đồng.
Sắc xanh ở nhóm cổ phiếu lớn đang chiếm ưu thế hơn đáng kể và giúp kéo các chỉ số thị trường lên trên mốc tham chiếu. Việc giá dầu thế giới tăng mạnh tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí.
PVS tăng 2,2% lên 18.300 đồng/cp.
PVD tăng 2,2% lên 16.250 đồng/cp.
GAS tăng 0,8% lên 102.000 đồng/cp.
Tin doanh nghiệp đáng chú ý:
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường 2019 của Tổng công ty đầu tư phát triển xây dựng (
DIC Corp, HoSE:
DIG), HĐQT trình cổ đông phương án phát hành thêm cổ phiếu để nhận sáp nhập Công ty du lịch và thương mại
DIC (UPCoM:
DCD).
CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE:
FTM) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua đề xuất của ban Tổng giám đốc việc thoái vốn tại dự án khu thương mại dịch vụ căn hộ và văn phòng cho thuê tại số 55 Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, TP
HCM theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty bất động sản Đại Cường.
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE:
NBB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu tăng 9% lên 145 tỷ đồng. Công ty báo lãi sau thuế 118 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.
Theo công bố thông tin, từ ngày 16/10 đến 17/10, ông Uông Huy Giang - cổ đông lớn - đã bán toàn bộ 6,3 triệu cổ phiếu CTCP Quốc tế Sơn Hà (HoSE:
SHI), tương đương 7,25% vốn điều lệ. Đúng thời gian này, trên sàn xuất hiện 2 giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng hơn 7,7 triệu cổ phiếu, tương đương 64,6 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình thông báo mua xong hơn 3,2 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP
HCM (HoSE:
CII) từ ngày 1/10 đến 22/10 bằng phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch,
CEO công ty đã nắm giữ hơn 6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,44%.
Về thị trường quốc tế:
Dow Jones tăng 45,85 điểm, tương đương 0,17%, lên 26.833,95 điểm. S&P 500 tăng 8,53 điểm, tương đương 0,28%, lên 3.004,52 điểm. Nasdaq tăng 15,5 điểm, tương đương 0,19%, lên 8.119,79 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,5% về cuối phiên 23/10. Hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều giảm điểm, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường New Zealand. Kospi của Hàn Quốc giảm 0,4% do một số cổ phiếu mất giá sau khi công bố kết quả kinh doanh quý III. Trong đó, cổ phiếu của LG Display giảm hơn 2%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 0,4% và 0,8%. Hang Seng của Hong Kong mất 219 điểm, tương đương 0,8%.
Sau khi công bố loạt biện pháp kích thích trong tháng 9, gồm hạ lãi suất và tái khởi động chương trình mua tài sản để thúc đẩy nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được dự báo không có thông báo đáng chú ý sau cuộc họp ngày 24/10.
Thị trường chưa thoát khỏi xu thế giằng co đi ngang với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn trong phiên 23/10. Thanh khoản thị trường không có sự cải thiện và tiếp tục duy trì ở mức thấp. Khối ngoại phiên bán ròng trên cả ba sàn giao dịch những giá trị chỉ ở mức thấp. Khối ngoại mua vào tổng cộng 15,8 triệu cổ phiếu, trị giá 542,4 tỷ đồng, trong khi bán ra 19,5 triệu cổ phiếu, trị giá 565,3 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 3,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 22,8 tỷ đồng.
Mộ số công ty chứng khoán vẫn đưa ra quan điểm có phần tích cực về thị trường. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định thị trường sẽ sẽ tiếp tục biến động theo hướng tăng điểm trong phiên kế tiếp. VN-Index sẽ thử thách vùng kháng cự 990-993 điểm trong phiên kế tiếp. Dù vậy, diễn biến thị trường vẫn sẽ theo hướng giằng co với các nhịp rung lắc mạnh trong phiên.
Có quan điểm tích cực hơn, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (
SHS) cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và đi ngang với biên độ hẹp trong khoảng 986-991 điểm (MA20-50).
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.