Thị trường vẫn diễn biến giằng co với những nhịp tăng giảm đan xen ở tuần từ 21-25/10. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn thận trọng. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 996,57 điểm, tương ứng tăng 0,75% so với tuần trước đó. HNX-Index giảm nhẹ 0,73% xuống 104,71 điểm.
Các cổ phiếu lớn vẫn biến động trong biên độ hẹp là nguyên nhân đẩy thị trường vào trạng thái giằng co. Trong khi đó, các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn có biến động lớn, đặc biệt là nhóm thanh khoản kém.
Ở sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu
CLG của Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC với 38%. Trong tuần,
CLG đã có trọn vẹn cả 5 phiên tăng trần từ mức 1.470 đồng/cp lên 2.030 đồng/cp. Tiếp sau đó là cổ phiếu
HVG của CTCP Hùng Vương với mức tăng gần 38%. Cả hai cổ phiếu trên tăng giá "sốc" trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ. Trong đó,
HVG có thanh khoản tăng đột biến với khối lượng khớp lệnh trung bình ở tuần qua đạt hơn 2 triệu cổ phiếu/phiên, trong khi con số ở tuần trước đó chỉ là hơn 300.00 cổ phiếu/phiên.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
CMX của Camimex Group đứng đầu về mức giảm sàn này HoSE với 24,5%. Trong tuần,
CMX đã có 4 phiên giảm sàn liên tiếp và chỉ chịu hồi phục trở lại ở phiên cuối tuần. Đà giảm của
CMX bắt nguồn từ thông tin kết quả kinh doanh quý III không khả quan. Trong đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 251,6 tỷ đồng giảm 25,5% so với cùng kỳ. Camimex thu về lợi nhuận sau thuế 18,6 tỷ đồng, giảm 55% so với quý III/2018.
CMX cũng là cổ phiếu duy nhất ở sàn HoSE giảm giá trên 20%. Đứng thứ 2 trong danh sách giảm sàn này là
CMV của Thương nghiệp Cà Mau với 19,3%.
Trên sàn HNX, có 3 cổ phiếu tăng giá trên 30% là
HPM của Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc,
CTP của Cà Phê Thương Phú và
PPE của Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam. Trong đó,
HPM tăng giá mạnh nhất với 39,8%, tuy nhiên, thanh khoản của
HPM luôn duy trì ở mức rất thấp, cả 5 phiên giao dịch trong tuần
HPM đều chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 100 cổ phiếu/phiên.
Trong khi đó, cổ phiếu
TTZ của Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung đứng đầu về mức độ giảm giá với 32,5%, đây cũng là cổ phiếu duy nhất sàn này giảm giá trên 30%. Trong tuần, ông Hoàng Anh Quyết - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc đăng ký bán 200.000 cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 28/10 đến 25/11.
Tại sàn UPCoM, cổ phiếu
X26 của CTCP 26 tăng giá đến 84,6% chỉ sau 1 tuần giao dịch. Trong tuần,
X26 đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp. Trong phiên 22/10 biên độ tăng của
X26 lên đến 40% do trước đó cổ phiếu này không có giao dịch trong 25 phiên liên tiếp. Hai cổ phiếu khác cũng có mức tăng rất lớn là
DCF của Xây dựng và Thiết kế số 1 và
NDP của Dược phẩm 2/9. Trong đó,
DCF tăng 83,7% còn
NDP là 72,4%.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
BDW của Cấp thoát nước Bình Định và
SDJ của Sông Đà 25 chia sẻ hai vị trí dẫn đầu mức giảm giá đều là 40%. Cả hai cổ phiếu này đều chỉ có giao dịch trong 1 phiên ở tuần qua nhưng biên độ lên đến 40% do trước đó không có giao dịch hơn 25 phiên liên tiếp.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.