Thị trường trong tháng 10 giao dịch theo chiều hướng tích lũy đi lên với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn. VN-Index trong những phiên cuối tháng 10 đã vượt qua được mốc 1.000 điểm, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước ngưỡng tâm lý này và khiến trạng thái rung lắc xuất hiện.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, VN-Index đứng ở mức 998,82 điểm, tăng 2,26 điểm (0,23%) so với thời điểm cuối tháng 9. Tương tự, HNX-Index cũng tăng 0,14 điểm (0,13%) lên 105,19 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,55 điểm (-0,97%) xuống 56,23 điểm.
Góp phần khiến thị trường không thể bứt phá mạnh qua ngưỡng 1.000 điểm trong tháng 10 là do áp lực đến từ khối ngoại. Tính trên toàn thị trường, khối ngoại mua vào mua vào 282 triệu cổ phiếu, trị giá 10.213 tỷ đồng, trong khi bán ra 358,8 triệu cổ phiếu, trị giá 11.796,6 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng 76,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt 1.583,2 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.661 tỷ đồng trong tháng 10 (gấp 4,4 lần tháng 9), tương ứng khối lượng bán ròng là 71 triệu cổ phiếu, đây cũng là tháng thứ 3 liên tiếp khối ngoại sàn HoSE bán ròng với tổng giá trị lên đến 3.745 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu ngân hàng
VCB và
BID được khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh. Trong đó,
VCB được mua ròng 225,6 tỷ đồng, còn
BID là 102,4 tỷ đồng. CCQ ETF nội
E1VFVN30 cũng được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 73,7 tỷ đồng. Trong khi đó,
VIC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với 397 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại bán ròng 324,6 tỷ đồng cổ phiếu này thông qua phương thức thỏa thuận.
Bên cạnh đó, hai cổ phiếu cùng họ "Vin" khác là
VHM và
VRE cũng bị khối ngoại bán ròng lần lượt 271,8 tỷ đồng và 177,4 tỷ đồng. Xen giữa
VHM và
VRE là hai cổ phiếu
MSN và
HPG bị bán ròng lần lượt 221,5 tỷ đồng và 213 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 18,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,2 triệu cổ phiếu, trước đó, khối ngoại sàn này đã có 5 tháng bán ròng liên tiếp với tổng giá trị đạt 707 tỷ đồng.
PVI đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 125 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại đối với cổ phiếu
PVI hầu hết được thực hiện trong phiên 15/10 thông qua phương thức thỏa thuận. Cụ thể, phiên hôm đó,
PVI có giao dịch thỏa thuận hơn 4,3 triệu cổ phiếu ở mức giá sàn, trị giá gần 128 tỷ đồng và toàn bộ do khối ngoại thực hiện. Trước đó, quỹ ngoại HDI Global SE thông báo đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu CTCP
PVI (HNX:
PVI) với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 14/10 đến 12/11 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Đứng sau
PVI trong danh sách là cổ phiếu
SHB với giá trị mua ròng gần 10 tỷ đồng.
Chiều ngược lại,
PVS bị bán ròng mạnh nhất sàn HNX với gần 54 tỷ đồng.
NET và
CEO bị bán ròng lần lượt 33,3 tỷ đồng và 20,7 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại có tháng mua ròng thứ 8 liên tiếp, với giá trị giảm 78% so với tháng 9 và đạt gần 60 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 6,6 triệu cổ phiếu. Như vậy, trong 8 tháng qua, khối ngoại sàn UPCoM mua ròng tổng cộng 1.693 tỷ đồng.
Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã
QNS với giá trị đạt 85,8 tỷ đồng.
ACV và
MCH được mua ròng lần lượt 55,2 tỷ đồng và 30,2 tỷ đồng. Trong khi đó,
BSR bị bán ròng mạnh nhất với 86,2 tỷ đồng.
VEA và
SDI bị bán ròng lần lượt 25 tỷ đồng và 15 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại tiếp tục bán ròng 3,6 tỷ đồng (giảm 43,5% so với tháng 9), tương ứng khối lượng bán ròng là 5,7 triệu cq. Như vậy, khối ngoại đã bán ròng trong cả 4 tháng từ khi thị trường ngày đi vào hoạt động (28/6/2019), với tổng giá trị bán ròng là hơn 16,6 tỷ đồng.
CW CSTB1901 bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 1,6 tỷ đồng. CNVL1901 và CMSN1901 bị bán ròng lần lượt 860 triệu đồng và 536 tỷ đồng. Cả 3 CW trên đều do Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) phát hành. Trong khi đó, CW CVNM1901 được mua ròng mạnh nhất với gần 600 triệu đồng.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.