15h00
Chốt phiên, VN-Index giảm 0,47 điểm (-0,05%) xuống 1.012,3 điểm. Toàn sàn có 132 mã tăng, 189 mã giảm và 69 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,96 điểm (-0,9%) xuống 106,24 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 60 mã giảm và 65 mã đứng giá.
Hàng loạt cổ phiếu trụ cột như
ACB,
FPT,
MWG,
CTG,
KDC,
MBB,
VPB... đều giảm giá mạnh và tạo áp lực rất lớn lên thị trường chung.
ACB giảm 2%,
FPT giảm 3,6%,
KDC giảm 3,7%,
MWG giảm 2,6%...
Dù vậy, mức giảm của các chỉ số thị trường là không quá lớn do vẫn còn lực đỡ tốt từ nhiều mã trụ cột khác như
GAS,
VCB,
NVL,
MSN hay
VNM. Trong đó,
GAS góp công lớn nhất khi tăng 1,4% lên 106.500 đồng/cp,
VCB tăng 0,4% lên 90.900 đồng/cp.
Thanh khoản thị trường vẫn chỉ ở mức trung bình, tổng khối lượng giao dịch trên hai sàn HoSE và HNX đạt 235 triệu cổ phiếu, trị giá 4.800 tỷ đồng.
13h50
Thị trường ghi nhận nhiều cổ phiếu trụ cột giảm giá mạnh và đẩy các chỉ số thị trường lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó,
FPT có thời điểm giảm trên 4% xuống 57.500 đồng/cp.
MWG giảm 2,2% xuống 117.300 đồng/cp,
MBB giảm 1,5% xuống 22.900 đồng/cp,
KDC giảm 3,4% xuống 21.050 đồng/cp.
VN-Index đảo chiều giảm 1,27 điểm (-0,13%) xuống 1.011,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 153 triệu cổ phiếu, trị giá 3.000 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,08 điểm (-0,76%) xuống 106,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,2 triệu cổ phiếu, trị giá 245 tỷ đồng.
11h30
VN-Index tạm dừng phiên sáng tăng nhẹ 2,18 điểm (0,22%) lên 1.014,95 điểm. Toàn sàn có 140 mã tăng, 152 mã giảm và 65 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,13%) xuống 107,06 điểm. Toàn sàn có 47 mã tăng, 48 mã giảm và 50 mã đứng giá.
Áp lực trên thị trường đến từ các cổ phiếu như
MBB,
CTG,
MWG,
ROS... Trong đó,
MWG giảm sâu 2,1% xuống 117.400 đồng/cp bất chấp có sự hồi phục ở đầu phiên,
MBB giảm 1,1% xuống 23.000 đồng/cp.
CTD giảm 1,9% xuống 68.900 đồng/cp.
Thanh khoản thị trường quay trở về mức trung bình do không còn những giao dịch thỏa thuận đột biến. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 106 triệu cổ phiếu, trị giá 1.900 tỷ đồng.
10h45
Các cổ phiếu lớn phân hóa mạnh trở lại và khiến các chỉ số thị trường biến động với biên độ hẹp. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như
ACB,
BID,
CTG,
MBB,
TCB,
TPB... đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu và tạo áp lực đến thị trường chung.
ACB giảm 0,4%,
BID giảm 0,7%.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu như
CTD,
MWG,
ROS... Trong đó,
MWG sau ít phút hồi phục đã đảo chiều giảm trở lại 1,4% xuống 118.200 đồng/cp.
VN-Index tăng 2,1 điểm (0,21%) lên 1.014,87 điểm. HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,14%) xuống 107,05 điểm.
TTB chưa xuất hiện giao dịch nhưng lượng dư bán giá sàn vẫn lên đến 3,8 triệu cổ phiếu trong khi không có bên mua.
TTB trước đó đã có 4 phiên giảm sàn liên tiếp.
9h25
Thị trường hồi phục ngay từ đầu phiên giao dịch, các cổ phiếu trụ cột như
VHM,
VCB,
PLX,
VNM... đồng loạt tăng giá và kéo các chỉ số thị trường lên trên mốc tham chiếu. Trong đó,
VHM tăng 1,9% lên 98.900 đồng/cp,
VCB tăng 1% lên 91.400 đồng/cp.
VRE tăng 0,7% lên 34.950 đồng/cp.
MWG sau phiên giảm mạnh hôm qua cũng tăng trở lại 0,3 lên 120.300 đồng/cp.
VN-Index tăng 3,53 điểm (0,35%) lên 1.016,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,4 triệu cổ phiếu, trị giá 178 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,19 điểm (0,18%) lên 107,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4 triệu cổ phiếu, trị giá 26 tỷ đồng.
Về thị trường quốc tế:
Dow Jones tăng 92,1 điểm, tương đương 0,33%, lên 27.783,59 điểm. S&P 500 tăng 2,2 điểm, tương đương 0,07%, lên 3.094,04 điểm. Nasdaq giảm 3,99 điểm, tương đương 0,05%, xuống 8.482,1 điểm. Lực đẩy lớn nhất của Dow Jones và S&P 500 là cổ phiếu Walt Disney, tăng 7,3% sau khi công ty thông báo dịch vụ truyền hình trực tuyến Disney+ đã thu hút 10 triệu lượt đăng ký sau một ngày ra mắt. Cổ phiếu đối thủ Netflix giảm 3%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm hơn 1% về cuối phiên 13/11, xuống thấp nhất hơn một tuần. Tất cả chỉ số chứng khoán lớn trong khu vực đều giảm điểm, trong đó Hang Seng của Hong Kong giảm mạnh nhất khu vực. Hang Seng của Hong Kong mất gần 500 điểm xuống thấp nhất 4 tuần, tương đương giảm 1,8%. Thị trường tài chính Hong Kong đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng biểu tình kèm bạo lực dâng cao trong vài ngày gần đây.
Giá dầu Brent tăng 31 cent, tương đương 0,5%, lên 62,37
USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 32 cent, tương đương 0,6%, lên 57,12
USD/thùng. “Thị trường năng lượng đi lên nhờ tâm lý đón nhận rủi ro được cải thiện… sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng ổn định và duy trì lãi suất thấp”, theo Jim Ritterbusch, chủ tịch Ritterbusch & Associates, bang Illinois.
Thị trường giảm khá mạnh trong phiên 13/11 do áp lực đến từ nhiều cổ phiếu trụ cột. Thanh khoản thị trường tăng vọt nhờ giao dịch thỏa thuận của một số cổ phiếu như
CTG,
FPT,
VGC hay
VNM. Tổng khối lượng giao dịch sàn HoSE đạt 287 triệu cổ phiếu, trị giá 6.748,7 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm đến 3.000 tỷ đồng.
Khối ngoại trên thị trường bán ròng mạnh ở sàn HoSE, trong khi mua ròng ở hai sàn còn lại. Tính chung trên toàn thị trường, khối ngoại mua vào 54,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.622,8 tỷ đồng, trong khi bán ra 76,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.326,3 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 22 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 703,4 tỷ đồng.
Các công ty chứng khoán đưa ra quan điểm có phần tiêu cực về thị trường trong phiên 14/11. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong phiên kế tiếp, VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.005-1.010 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động trong vùng giá 1.010 – 1.015 điểm. Đồng thời, mức độ biến động suy yếu ở chỉ số VN-Index và VN30 cho thấy các chỉ số này có thể sẽ tiếp tục biến động hẹp và mức độ phân hóa sẽ gia tăng ở những phiên tới.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.