15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 10,11 điểm (-1,02%) xuống 977,79 điểm. Toàn sàn có 90 mã tăng, 243 mã giảm và 58 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,65 điểm (-1,58%) xuống 103,09 điểm. Toàn sàn có 56 mã tăng, 85 mã giảm và 64 mã đứng giá.
Về cuối phiên, thị trường xuất hiện lực đỡ tại hai cổ phiếu
VHM và
VRE. Trong đó,
VHM còn giảm 1,9% xuống 93.500 đồng/cp,
VRE giảm 0,6% xuống 34.800 đồng/cp.
Dù vậy, các cổ phiếu trụ cột khác trên thị trường bao gồm
VCB,
VCS,
TCB,
SAB,
ACB,
BID... đều giảm rất sâu và tiếp tục duy trì đà giảm mạnh của thị trường chung.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đối cao, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 256 triệu cổ phiếu, trị giá 6.000 tỷ đồng.
14h15
VN-Index giảm 9,77 điểm (-0,99%) xuống 978,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 160 triệu cổ phiếu, trị giá 3.400 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,1 điểm (-1,05%) xuống 103,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18 triệu cổ phiếu, trị giá chỉ 250 tỷ đồng.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,19 điểm (-0,53%) xuống 983,18 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 204 mã giảm và 51 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,52 điểm (-0,5%) xuống 104,22 điểm. Toàn sàn có 39 mã tăng, 77 mã giảm và 42 mã đứng giá.
VNM,
VCB,
VRE,
BID... là những cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất đến VN-Index trong phiên sáng nay,
VHM tạm dừng phiên sáng giảm 2,9% xuống 92.500 đồng/cp,
VRE giảm 3% xuống 33.950 đồng/cp,
VCB giảm 1,6% xuống 86.100 đồng/cp,
CTD giảm 2,8% xuống 66.100 đồng/cp.
Thanh khoản thị trường vẫn chỉ ở mức trung bình. Tổng khối lượng giao dịch đạt 114 triệu cổ phiếu, trị giá 2.300 tỷ đồng.
11h25
Áp lực bán đồng loạt tăng mạnh ở nhiều cổ phiếu trụ cột và khiến thị trường giảm sâu. Trong đó,
VHM có thời điểm giảm đến 5,2% xuống 90.300 đồng/cp,
VCB cũng giảm 2,5% xuống 85.300 đồng/cp,
VRE giảm 2,9% xuống 34.000 đồng/cp.
VN-Index giảm 6,34 điểm (-0,55%) xuống 982,46 điểm. HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,51%) xuống 104,21 điểm.
11h09
VN-Index giảm trở lại 0,49 điểm (-0,05%) xuống 987,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 81,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.700 tỷ đồng. HNX-Index cũng giảm 0,41 điểm (-0,39%) xuống 104,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9 triệu cổ phiếu, trị giá 103 tỷ đồng.
10h25
BCM bật tăng 3,6% lên 29.000 đồng/cp. Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex, UPCoM:
BCM) đã thông qua việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCom và niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE. Doanh nghiệp dự kiến sẽ đăng ký niêm yết trên HoSE với khối lượng 1,035 tỷ cổ phiếu. Thời gian thực hiện chuyển sàn ngay trong quý IV và dự kiến giao dịch chính thức vào đầu tháng 1/2020.
TTB tiếp tục giảm sàn bất chấp tin sẽ mua vào 1 triệu cổ phiếu quỹ.
TNG tăng mạnh 2,8% lên 14.500 đồng/cp sau khi công bố BCTC tháng 10 với kết quả tích cực.
FTM giảm 2,8% xuống 2.820 đồng/cp. HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE:
FTM) bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc là ông Phạm Trường Giang - Phó Tổng giám đốc điều hành kinh doanh và ông Trần Xuân Tiến đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất. Từ ngày 20/11, Ban Giám đốc hiện có 3 thành viên, với Tổng giám đốc là ông Đỗ Văn Sinh.
KBC đang tăng 1% lên 15.350 đồng/cp. HĐQT Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp. Trái phiếu có kỳ hạn 18 tháng và dự kiến phát hành vào ngày 6/12.
9h25
VN-Index tăng 5,28 điểm (0,53%) lên 993,17 điểm. Tổng khối lượng đạt 12,4 triệu cổ phiếu, trị giá 247 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,11 điểm (0,11%) lên 104,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,7 triệu cổ phiếu, trị giá 21 tỷ đồng.
Các cổ phiếu trong nhóm VN30 bị bán "quá tay" trong phiên hôm qua đều hồi phục trở lại bao gồm BID, BVH, CTD, FPT, MWG, TCB, VPB... Trong đó, VPB tăng 2%, TCB tăng 1,7%, MWG tăng 1,1%,...
Về thị trường quốc tế:
Dow Jones giảm 54,8 điểm, tương đương 0,2%, xuống 27.766,29 điểm. S&P 500 giảm 4,92 điểm, tương đương 0,16%, xuống 3.103,54 điểm. Nasdaq giảm 20,52 điểm, tương đương 0,24%, xuống 8.506,21 điểm. Hạ viện Mỹ ngày 21/11 thông qua 2 dự luật về Hong Kong, động thái vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn mời các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ tham gia đàm phán trực tiếp tại Bắc Kinh, theo Wall Street Journal.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 1,1% xuống thấp nhất gần 3 tuần về cuối phiên 21/11, với nhiều chỉ số lớn trong khu vực giảm hơn 1%. Giảm mạnh nhất khu vực là thị trường Hong Kong với Hang Seng giảm 1,6%. Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 0,5% và 1,3%. ASX 200 của Australia giảm 0,7%.
Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Mỹ để giải quyết các lo ngại cốt lỗi của từng bên dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, sẽ nỗ lực hết sức để đạt thỏa thuận “giai đoạn 1”, Gao Feng, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, phát biểu với báo giới ngày 21/11. “Điều này phù hợp với lợi ích của Mỹ, Trung Quốc và thế giới”.
Thị trường đột ngột giảm mạnh ở cuối phiên hôm qua trước áp lực rất lớn từ nhóm cổ phiếu thuộc "rổ" VN30. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 237 triệu cổ phiếu, trị giá 5.700 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.400 tỷ đồng.
'Thủ phạm' gây ra diễn biến tiêu cực như trên được cho là nhóm tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK). Theo dữ liệu của FiinPro, tự doanh CTCK chấm dứt chuỗi 9 phiên mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng lên đến 807 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt 22 triệu cổ phiếu. Khối tự doanh bán ròng toàn bộ các cổ phiếu trong danh mục rổ chỉ số VN30, thậm chí top 10 cổ phiếu bị bán ròng đều nằm trong nhóm này.
Khối ngoại sàn HoSE cũng có một phiên giao dịch tiêu cực khi bán ròng gần 330 tỷ đồng (gấp 23 lần giá trị bán ròng của phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 12 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, việc khối ngoại bán ròng mạnh như vậy là đến từ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu
KDH với giá trị bán ròng 257 tỷ đồng (9,8 triệu cổ phiếu) thông qua phương thức này. Nếu loại trừ đi giao dịch thỏa thuận của
KDH thì khối ngoại sàn HoSE chỉ bán ròng 72 tỷ đồng.
Phần lớn các công ty chứng khoán có quan điểm trung lập về thị trường phiên cuối tuần. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) kỳ vọng thị trường sẽ có diễn biến bình ổn trở lại và có thể hồi phục nhẹ trong một vài phiên kế tiếp. Chứng khoán Rồng Việt (
VDS) cho rằng các cổ phiếu lớn cũng như thị trường chung sẽ sớm lấy lại cân bằng trong những phiên sắp tới.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.