Như thường lệ các phiên đáo hạn hợp đồng tương lai (HĐTL) của chứng khoán phái sinh thường khiến thị trường cơ sở biến động mạnh. Dù biến động không quá lớn như ở lần đáo hạn HĐTL VN30F1911, nhưng lực bán vào cuối phiên hôm nay (19/12) đã khiến VN-Index thu hẹp lại đáng kể đà tăng. Nhiều cổ phiếu trụ cột không còn duy trì được đà hưng phấn như trước và đều có những sự điều chỉnh nhất định trở lại.
Trong phiên đáo hạn HĐTL VN30F1911 ngày 21/11, khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đã bán ròng hơn 800 tỷ đồng danh mục mục cơ sở là cổ phiếu VN30 khi xuất hiện cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (abitrage) giữa 2 thị trường.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở phiên hôm nay (phiên đáo hạn HĐTL VN30F1912), khối tự doanh cũng bán ròng gần 253 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần giá trị bán ròng ở phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 7,7 triệu cổ phiếu. Ở phiên giao dịch trước, khối tự doanh bán ròng 119 tỷ đồng (khối lượng bán ròng đạt 5,7 triệu cổ phiếu) sau 2 phiên mua ròng liên tiếp trước đó). Như vậy, khối tự doanh đã bán ròng 371 tỷ đồng chỉ sau 2 phiên giao dịch.
Khối tự doanh chỉ mua ròng 5 cổ phiếu trong phiên hôm nay là
TPB,
TCB,
DVP,
PPC và
DHC, trong đó, các cổ phiếu được mua ròng mạnh là
TPB và
TCB với giá trị lần lượt 35,5 tỷ đồng và 22,6 tỷ đồng. Trong khi đó, CCQ ETF nội
E1VFVN30 bị bán ròng mạnh nhất với 30,8 tỷ đồng.
GEX đứng sau với giá trị bán ròng là 22,3 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột như
VIC,
VNM,
MWG,
VJC,
FPT,
VPB hay
VCB cũng đều bị khối tự doanh bán ròng mạnh.
Các cổ phiếu/CCQ có giá trị mua (bán) ròng lớn nhất của khối tự doanh CTCK. Nguồn: FiinPro.
Trước ngược với những gì diễn ra ở khối tự doanh, khối ngoại sàn HoSE giao dịch theo chiều hướng tích cực khi mua ròng trở lại 193,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 5,6 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã
VNM với giá trị đạt 87,8 tỷ đồng. Tiếp sau đó,
VCB được mua ròng 65,4 tỷ đồng. CCQ ETF nội
E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua ròng 30,6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại sàn HoSE bán ròng tập trung mã
VIC với giá trị đạt gần 41 tỷ đồng.
STB đứng sau với giá trị bán ròng là 9,2 tỷ đồng.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.