• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 4:23:21 SA - Mở cửa
Năm nay, ngành tôm có những thuận lợi và thách thức gì?
Nguồn tin: Người đồng hành | 18/02/2019 9:50:22 SA
Trong năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu trị giá xuất khẩu tôm đạt trên 4 tỷ USD nhờ một loạt hiệp định thương mại tự do đang và sắp có hiệu lực.
 
Ngành sẽ tập trung phát huy lợi thế của nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo động lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển ngành tôm đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2020. Đối với tôm giống, ngành sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng tôm giống, chất lượng giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, ngăn chặn việc tiêm chích tạp chất và tồn dư kháng sinh trong thủy sản nuôi.
 
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, bên cạnh những thuận lợi về thị trường, xuất khẩu tôm vẫn phải đối mặt với một số khó khăn.
 
Đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sẽ tăng do phần lớn nước sản xuất tôm lớn trên thế giới đều có kế hoạch tăng sản lượng. Ngoài ra, giá tôm có khả năng cao sẽ tiếp tục ở mức thấp do nguồn cung dồi dào. Một thách thức khác mà Bộ Công Thương đưa ra đó là các nước nhập khẩu ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm và tăng cường kiểm tra dư lượng chất kháng sinh.
 
Triển vọng lạc quan với nhiều thị trường
 
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm xuất khẩu đạt 376.200 tấn, thu về 3,53 tỷ USD, lần lượt giảm 2,5% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với năm 2017. Xuất khẩu tôm kể từ tháng 4/2018 liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2017, với tốc độ giảm về trị giá luôn cao hơn tốc độ giảm về lượng do giá xuất khẩu tôm giảm.
 
Cụ thể, giá xuất khẩu trung bình tôm trong năm 2018 ở mức 9,39 USD/kg, giảm 0,53 USD so với năm 2017. Giá tôm giảm do nguồn cung tôm thế giới tăng khiến mặt bằng giá tôm thế giới giảm.
 
 
Về thị trường, xuất khẩu tôm giảm trong năm 2018 chủ yếu do xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Trung Quốc giảm, trong khi xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, Canada tăng.
 
EU là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Năm 2018, lượng tôm xuất khẩu sang EU đạt 89,6 nghìn tấn, trị giá 839,7 triệu USD, giảm 2,3% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với năm 2017.
 
Mặc dù theo thống kê xuất khẩu tôm sang thị trường EU giảm, thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU lại tăng so với năm 2017. Theo thống kê của Eurostat, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm chế biến (mã HS 160521) lớn nhất cho EU với thị phần chiếm 22,6% về lượng trong năm 2018.
 
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2019 sẽ là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu tôm sang thị trường EU phục hồi trở lại.
 
 
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 2 trong năm 2018, đạt 63.300 tấn, trị giá 635 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với năm 2017. Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm do nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường này giảm, và năm 2017 xuất khẩu tôm sang thị trường này từng tăng rất mạnh.
 
Bên cạnh đó, việc Nhật Bản thường xuyên rà soát, tăng tần suất kiểm tra dư lượng Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh Việt Nam cũng gây khó khăn cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu tôm sang Nhật Bản năm 2019 dự báo sẽ ổn định so với năm 2018.
 
Năm 2018, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 60.200 tấn và thu về 636 triệu USD, tăng 4,2% về lượng, nhưng vẫn giảm 3,1% về trị giá so với năm 2017. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm ngoái, Mỹ tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam, đặc biệt khi thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam giảm xuống.
 
Năm 2019, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhờ nhu cầu từ thị trường này tăng trưởng ổn định và có tín hiệu cho thấy tôm Việt Nam đang dần lấy lại vị thế tại thị trường này.
 
Với thị trường Hàn Quốc, Việt Nam giữ vững vị trí là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc nhờ tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh. Năm 2019, với nhu cầu ổn định và nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan thông qua Hiệp định FTA Hàn Quốc - Việt Nam, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không cao như khi Hiệp định mới có hiệu lực, Bộ Công Thương cho biết.
 
Phan Vũ
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.