• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 10:56:12 CH - Mở cửa
VCG: Một cổ phiếu ‘họ’ Vinaconex tăng trần 5 phiên
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/03/2019 8:26:57 SA
Kết phiên 13/3, cổ phiếu VCR của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (HNX: VCR, Vinaconex - ITC) có giá 7.400 đồng/cp, tăng 54% sau 5 phiên tăng trần liên tục.
 
Khối lượng giao dịch cũng cao đột biến trong một tuần gần đây, trung bình gần 116.000 cổ phiếu mỗi phiên. Cá biệt phiên 13/3, thanh khoản đạt gần 369.000 cổ phiếu, cao nhất một năm qua.
 
Giao dịch cổ phiếu VCR 5 phiên gần đây
 
 
Hiện nay, Vinaconex - ITC có 3 cổ đông lớn nắm 77% vốn gồm Vinaconex sở hữu 53,56%, Eximbank giữ 10,86% và CTCP Chứng khoán NN&PTNT Việt Nam có 13,586% vốn. Lượng cổ phiếu free-float hơn 7,9 triệu cổ phiếu, tương đương gần 22% vốn.
 
Vinaconex - ITC tiền thân là Ban quản lý dự án Cái Giá - Cát Bà được thành lập cuối năm 2008 và hiện có vốn điều lệ 360 tỷ đồng.
 
Quá khứ sa sút
 
2 năm gần đây, Vinaconex - ITC ghi nhận kết quả kinh doanh kém hiệu quả và liên tục thua lỗ. Năm 2017, công ty chỉ ghi nhận 2,75 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ ròng hơn 15,8 tỷ đồng. Kết quả cải thiện trong 2018 nhưng công ty vẫn lỗ với hơn 11 tỷ đồng. Giai đoạn 2014-2016, công ty duy trì mức lãi chỉ 2-7,5 tỷ đồng.
 
Nguyên nhân dẫn đền sự sa sút này do từ năm 2017 UBND TP Hải Phòng đã yêu cầu tạm dừng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu đô thị du lịch Cái Giá - dự án duy nhất mà công ty sở hữu và triển khai.
 
Điều này dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi công ty vẫn tiếp tục phải trả lãi vay cho các khoản nợ tài với nhà thầu, ngân hàng và các khoản chi phí để duy trì bộ máy hoạt động. Bên cạnh đó, việc thu hồi công nợ tại các lô Biệt thự BT4, B2, B3 từ khách hàng vẫn chưa được thực hiện toàn bộ khiến kết quả hoạt động không đạt như kế hoạch.
 
Tính đến cuối 2018, Vinaconex - ITC có 864,8 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 2% so với đầu năm, với 92% là chi phí tài sản dở dang toàn bộ tại khu đô thị Cái Giá, Cát Bà.
 
Toàn bộ tài sản của dự án này cũng được đảm bảo cho khoản vay ngắn hạn và dài hạn hơn 85 tỷ đồng. Mặt khác, công ty cũng đang có khoản nợ thuế, nộp Nhà nước hơn 134 tỷ đồng và phải trả ngắn hạn khác gần 145 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vinaconex - ITC còn 287 tỷ đồng và đang lỗ lũy kế hơn 80 tỷ đồng. Hiện cổ phiếu VCR đang trong diện bị kiểm soát.
 
Hoạt động kinh doanh của Vinaconex - ITC dưới thời công ty mẹ còn là một doanh nghiệp Nhà nước bị vường vào “vòng luẩn quẩn” tại dự án Cái Giá. Việc thiếu vốn khiến công ty không thể nộp tiền sử dụng đất, dẫn đến việc UBND TP Hải Phòng ra quyết định thu hồi đất. Chính điều này càng đẩy Vinaconex - ITC vào bế tắc.
 
Cuối năm 2018, sau thời gian dài gửi đơn kiến nghị lên các bộ ngành, UBND TP Hải Phòng đã quyết định hủy bỏ việc thu hồi khu đất do Vinaconex - ITC quản lý tại Cát Bà, khôi phục tình trạng đầu tư cho dự án.
 
Những động thái chuyển mình
 
ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Vinaconex - ITC vừa qua chứng kiến những thay đổi. Cổ đông thông qua bầu ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc của công ty mẹ Vinaconex, trực tiếp tham gia vào HĐQT của Vinaconex - ITC. Mặt khác, công ty cũng thông qua việc chuyển trụ sở về 34 Láng Hạ, “đại bản doanh” của công ty mẹ.
 
Cùng với những quyết sách về nhân sự, ĐHĐCĐ của Vinaconex - ITC đã thông qua việc phát hành 3 triệu trái phiếu với giá 100,000 đồng/trái phiếu, dự kiến thu về 300 tỷ đồng, nhằm huy động vốn tiếp tục đầu tư dự án Khu đô thị Cái Giá, Cát Bà.
 
Đồng thời, Vinaconex cũng đang thuê các đơn vị tư vấn để hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 ngay trong quý I/2019. Công ty dự kiến nộp tiền sử dụng đất trong quý II, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh chi tiết 1/500 trong quý III và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư trong quý IV.
 
Những động thái này cho thấy sự quan tâm của Vinaconex, hay đúng hơn là những người chủ mới của công ty mẹ với dự án Khu đô thị Cái Giá sau khi cổ đông Nhà nước thoái toàn bộ vốn.
 
Vinaconex hiện có 3 cổ đông lớn gồm Công ty TNHH An Quý Hưng nắm 57,71% vốn (giá mua thông qua đấu giá là 28.900 đồng/cp), Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,28% vốn và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest sở hữu 7,57% vốn.
 
Chia sẻ tại một sự kiện, ông Đào Ngọc Thanh, tân Chủ tịch Vinaconex, cho biết bên cạnh Spendora, Khu đô thị Cái Giá sẽ là dự án trọng tâm triển khai của công ty.
 
Năm 2019, Vinaconex - ITC đặt mục tiêu giá trị sản xuất kinh doanh đạt 153 tỷ đồng, tổng doanh thu 26 tỷ đồng và lãi ròng tại mức gần 3 tỷ đồng. Công ty sẽ nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định để các lô đất biệt thự khu B2-B3 thuộc dự án, có các biện pháp quyết liệt để tiến hành thu hồi công nợ của khách hàng.
 
Mặt khác, Vinaconex - ITC định hướng phát triển dự án Cái Giá trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp, đẳng cấp, hài hòa với cảnh quan tự nhiên và khai thác tối đa tiền năng, lợi thế của đảo Cát Bà.
 
Lê Hải
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.