• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
28 Tháng Giêng 2025 12:02:51 SA - Mở cửa
Nợ đang tăng trở lại ở Trung Quốc
Nguồn tin: Người đồng hành | 02/03/2019 4:48:11 CH
Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng Trung Quốc chạm đến mốc giới hạn đó. Từ vốn vay từ ngân hàng đến hàng loạt các trái phiếu tín nhiệm được phát hành cũng như những tài khoản giao dịch ký quỹ, đâu đâu cũng thấy được những biện pháp hỗ trợ tài chính.
 
Trong khi những hiệu ứng mang tính mùa vụ phần nào là nguyên nhân cho sự gia tăng, các chuyên gia phân tích lại cho rằng xu hướng này được duy trì là do Trung Quốc đã chuyển trọng tâm từ giải quyết số nợ công lên đến 34.000 tỷ USD sang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn đang trong giai đoạn yếu nhất sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009.
 
Động thái trên được khởi động bởi chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi ông kêu gọi thực hiện mục tiêu cân bằng tốc độ phát triển kinh tế 2 tuần trước, trong khi hôm 17/2, thống đốc ngân hàng nhà nước Trung Quốc cũng cho biết các biện pháp nhằm xóa và giảm nợ đã chạm giới hạn.
 
“Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã 'chết'”, theo Alica Garcia Herrero, nhà kinh tế học trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis SA Hong Kong.
 
Các nhà đầu tư đã có những phản ứng tích cực trước những phát biểu chính thức của giới lãnh đạo Trung Quốc, khi 30 công ty môi giới chứng khoán trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến đã mua vượt 10% mức giới hạn cho phép trong ngày hôm 17/2, theo thông tin thu thập được từ Bloomberg. Giá cổ phiếu của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, định chế tài chính có giá trị tài sản cho vay lớn nhất trên thế giới, đã tăng 6,3%.
 
Câu hỏi đặt ra là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tạo ra sự phối kết hợp các biện pháp tài chính- giảm số lượng ngân hàng “ngầm” và nới thời hạn các khoản nợ- sẽ thành công?
 
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh “thách thức này” vào tuần trước đó, đưa ra những cảnh báo về nguy cơ gia tăng mạnh các khoản nợ ngắn hạn sau khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục trong tháng 1 vừa qua.
 
 
Biên nợ của Trung Quốc đang tăng nhanh nhất kể từ năm 2015.
 
“Các nhà lập pháp Trung Quốc đang cố gắng tạo ra sự cân bằng bằng cách cho phép nguồn tín dụng chảy lại vảo khu vực kinh tế tư nhân mà không 'đi vào vết xe đổ' của tình trạng tăng tín dụng một cách ồ ạt mà không bền vững”, theo Nicolas Borst, giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc thuộc Seafarer Capital Partners LLC tại bang California, Mỹ.
 
Thậm chí sau khi phụ thuộc vào những “sự bóp méo” mang tính chất mùa vụ, dấu hiệu đòn bẩy nợ đã gia tăng mạnh trong năm 2019:
 
- Những khoản vay mới bằng nhân dân tệ tăng lên mốc kỷ lục 3.230 tỷ (tương đương 481 tỷ USD) trong tháng 1, vượt qua mọi dự đoán.
 
- Hệ thống tài chính “ngầm” đã có sự gia tăng sau 11 tháng, tỷ lệ vay liên ngân hàng cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
 
- Hơn 1.800 sản phẩm tín dụng đã được bán trong năm nay, tốc độ nhanh nhất tính từ năm 2018, theo thông tin từ Use Trust.
 
- Các ngân hàng đã cho ra đời nhiều hơn 22% các sản phẩm quản lý tài sản trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước, theo PY Standard.
 
- Nợ mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng gia tăng trong suốt 2 tuần qua với tốc độ nhanh nhất tính từ năm 2015.
 
Đó là một sự đảo chiều mạnh mẽ sau gần 2 năm Trung Quốc thực hiện chính sách chống đầu cơ tín dụng khiến cho nền thị trường chứng khoán suy yếu, giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, gây ra mức vỡ nợ trái phiếu cao kỷ lục và giáng một cú đấm mạnh lên cành ngành “ngân hàng ngầm” của quốc gia này.
 
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong một kỳ họp của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có sự góp mặt của 25 thành viên của Bộ Chính trị, khi cho rằng chỉ khi nền kinh tế phát triển “khỏe mạnh” thì những rủi ro mới bị đẩy lùi.
 
Thông cáo được công bố sau cuộc họp có chỉ rõ “những rủi ro chỉ có thể ngăn chặn được nếu dựa trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững”. Một thông cáo trước đó cũng cho thấy nhu cầu “cân bằng những nỗ lực nhằm ổn định tốc tộ tăng trưởng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và giảm thiểu rủi ro”.
 
Trong một diễn biến khác, báo cáo chính sách hàng quý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 21/2 đã có những từ ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm hạn mức tín dụng cũng như “ổn định tỷ lệ vay nợ ở tầm vĩ mô”.
 
“Trung Quốc đã dỡ bỏ những chính sách hạn chế cho vay nhằm thúc đẩy nền kinh tế”, theo Iris Pang, nhà kinh tế học tại Hongkong thuộc ING Bank NV.
 
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Ủy ban điều tiết ngân hàng và bảo hiểm chưa có bình luận.
 
Tỷ lệ đòn bẩy nợ tại Trung Quốc đang ở mức 243,7% vào cuối năm 2018 trong đó nợ doanh nghiệp là 154%, vay hộ gia đình ở ngưỡng 53% và nợ chính phủ là 37%, theo Zhang Xiaojing, phó viện trưởng viện kinh tế trực thuộc viện khoa học-xã hội Trung Quốc. Trước đó, con số này tăng khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn từ 2008 đến 2016.
 
Tổng dư nợ của Trung Quốc có sự gia tăng so với GDP trong năm nay sau khi không tăng trong năm 2017 và giảm trong năm 2018, Wang Tao, trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Quốc tại UBS Group AD có trụ sở tại Hong Kong, dự báo.
 
Wang cũng cảnh báo rằng “việc gia tăng dư nợ” có thể làm dấy lên những quan ngại về cam kết mà chính phủ Trung Quốc đã hứa nhằm duy trì một nền tài chính ổn định thì các nhà đầu tư lại tỏ ra khá hào hứng khi những điều kiện tín dụng được nới lỏng.
 
Lợi nhuận thu về từ các trái phiếu công ty lãi suất thấp tại Trung Quốc giảm trong năm 2019 và thị trường chứng khoán của quốc gia này, một trong những thị trường có diễn biến tệ nhất trong năm qua, đang có sự hồi phục nhờ vào những tín hiệu tích cực từ những phiên đàm phán thương mại với Mỹ.
 
“Trong năm 2018, có hai điều xui xẻo với nền kinh tế Trung Quốc đó là chính sách thắt chặt cho vay cũng như chiến tranh thương mại với Mỹ”, theo Larry Lu, trưởng bộ phân nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại công ty Macquire Securiries Ltd có trụ sở tại Hong Kong.
 
“Trong năm 2019, nền kinh tế có thể sẽ nằm dưới sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai yếu tố: tốc độ tăng trưởng chậm lại và chính sách hỗ trợ của chính phủ”.
 
Trọng Đại/Theo Bloomberg
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.