• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.279,77 -5,69/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.279,77   -5,69/-0,44%  |   HNX-INDEX   227,43   -1,78/-0,77%  |   UPCOM-INDEX   92,14   -0,56/-0,60%  |   VN30   1.358,03   -4,66/-0,34%  |   HNX30   492,99   -5,33/-1,07%
22 Tháng Mười 2024 7:22:28 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp địa ốc quý I: Tồn kho đi ngang, người mua ứng tiền trước giảm mạnh
Nguồn tin: Người đồng hành | 10/05/2019 10:00:08 SA
Lợi nhuận quý I giảm 27% so với cùng kỳ
 
Thống kê 13 doanh nghiệp bất động sản niêm yết kinh doanh nhà ở tại các phân khúc trung, cao cấp trong quý đầu năm, tổng lợi nhuận ròng vào khoảng 3.862 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không tính Vinhomes (HoSE: VHM), mức lợi nhuận này chỉ giảm 2%.
 
4 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng bằng lần so với cùng kỳ năm trước, gồm Đầu tư LDG, Nam Long (HoSE: NLG), TTC Land (HoSE: SCR), Novaland (HoSE: NVL).
 
 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Trong đó, lợi nhuận của LDG tăng mạnh nhất, lợi nhuận ròng gấp 24 lần cùng kỳ, đạt gần 121 tỷ đồng do hoạt động chuyển nhượng bất động sản, hoạt động hợp tác đầu tư và môi giới.
 
TTC Land cũng có lãi gấp 9,4 lần lên hơn 89 tỷ đồng do giá vốn thấp, bàn giao 2 dự án và có nguồn thu từ dịch vụ quản lý.
 
Nam Long có lãi ròng gấp 4,5 lần cùng kỳ, đạt 145 tỷ đồng nhờ phần lợi nhuận 137 tỷ đồng từ mua công ty sở hữu dự án Khu biệt thự Đại Phước Paragon (Đồng Nai). Còn Novaland với lợi nhuận ròng gấp 2,3 lần, đạt 290 tỷ đồng do doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản cao gấp 2,6 lần cùng kỳ.
 
Ngược lại, một số doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng âm như Hải Phát Invest (HoSE: HPX) giảm 99%, Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) giảm 83%, Vạn Phát Hưng (HoSE: VPH) giảm 70%.
 
Tiền đặt cọc mua dự án giảm so với cùng kỳ
 
Theo Thông tư 200, các doanh nghiệp bất động sản không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận theo tiến độ thu tiền của khách hàng mà theo thời điểm bàn giao nhà. Vì vậy, số tiền khách hàng đóng theo tiến độ ghi nhận vào khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn trên báo cáo tài chính.
 
Khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đang có dự án mới chào bán, trừ Quốc Cường Gia Lai, Phát Đạt. Tổng tiền trả trước trong quý tăng 11%, lên tới 35.731 tỷ đồng. Nếu không tính Vinhomes, tổng tiền trả trước của các doanh nghiệp khảo sát giảm 22% so với cùng kỳ.
 
Vinhomes có sự tăng trưởng vượt trội về khoản mục này, với mức tăng 50% đạt 21.845 tỷ đồng. Vinhomes là doanh nghiệp đầu ngành, quy mô lớn, luôn luôn có những dự án gối đầu và mở bán liên tục. Trong quý I, doanh thu từ bán dự án của Tập đoàn này chiếm tới tỷ trọng tới 83%.
 
Trong năm nay, Tập đoàn đặt mục tiêu mở bán 8 dự án, gồm 4 dự án tại Hà Nội, 3 dự án tại TP HCM và 1 dự án tại Hải Phòng. Phần lớn giá trị sẽ đến từ 3 dự án Mega Vinhomes (tên gọi cũ là VinCity).
 
 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Novaland đang có hơn 4.800 tỷ đồng tiền người mua trả trước ngắn hạn, lớn nhất trong các doanh nghiệp khảo sát nhưng giảm 38% so với cùng kỳ. Năm nay, Novaland dự kiến bàn giao 12 dự án tại TP HCM ở quận 2, 4, 9, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Nhà Bè. Trong đó, 3 dự án Newton Residence, Golden Mansion và Orchard Parkview (Phú Nhuận) từng bị TP HCM đề nghị tạm dừng xem xét tính pháp lý, sau đó được tiếp tục giao dịch.
 
Tập đoàn CEO cũng có khoảng 2.620 tỷ đồng tiền người mua trả trước. Trong năm 2019, CEO dự kiến mở bán sản phẩm nhà phố Sonasea Vân Đồn Habor City, hoàn thành phân kỳ III với 1.000 sản phẩm nhà phố, biệt thự liền kề của dự án River Silk City - Sông Xanh tại Hà Nam.
 
TTC Land có 1.437 tỷ đồng người mua trả trước, đến chủ yếu từ 2 dự án Jamona City và Jamona Home Resort, chiếm 13% tổng nguồn vốn. Công ty cho biết đang giới thiệu ra thị trường 7 dự án và ghi nhận tỷ lệ hấp thụ trung bình 90%. Trong năm nay, TTC Land đặt mục tiêu bán trên 3.500 sản phẩm nhà ở, đang bàn giao các dự án Carillon 5, Jamona Heights, TTC Plaza Bình Thạnh.
 
Tồn kho ổn định, chỉ đột biến ở 2 doanh nghiệp
 
So với cùng kỳ, lượng hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp tương đương năm trước. Tuy nhiên, một số công ty có đột biến tăng về hàng tồn kho như Nam Long, Hải Phát.
 
 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Nam Long tăng 50% hàng tồn kho do thực hiện mua lại dự án Paragon Đại Phước (Đồng Nai), ghi nhận giá trị BĐS dở dang 1.610 tỷ đồng.
 
Hải Phát tăng hàng tồn kho 150% lên gần 1.900 tỷ đồng vì có BĐS dở dang tại 2 dự án Phú Lãm và HP Plaza. Dự án Phú Lãm tại quận Hà đông, Hà Nội, gồm 5 tòa nhà vốn gần 1.759 tỷ đồng. Dự án HP Plaza ở quận Nam Từ Liêm, là tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp. Tổng dự án công trình 1.731 tỷ đồng.
 
Phát Đạt trong quý này đã đấu thầu thành công Khu đô thị sinh thái Nhơn Hội, ghi nhận BĐS dở dang 405 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty có khoản tồn kho lớn nhất là EverRich 2 với 3.594 tỷ đồng. Cùng với EverRich 3 tồn kho 873 tỷ đồng, Phát Đạt dự kiến sẽ sớm chuyển nhượng 2 dự án này.
 
Lượng tồn kho của Novaland tăng 9% cùng kỳ. Ngoài 26.200 tỷ đồng BĐS đang xây dựng thì Tập đoàn này còn tồn kho 9.359 tỷ đồng dự án đã hoàn thành, giảm 21% so với cuối năm trước. Việc tồn kho sản phẩm đã hoàn thành này có thể từ ảnh hưởng của việc TP HCM tạm ngưng giao dịch 7 dự án Novaland hồi đầu năm nay.
 
Nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp
 
Thời điểm này, tín dụng vào bất động sản dần bị siết lại, vốn ngắn hạn cho trung và dài hạn giảm từ 45% về 40% và có nguy cơ giảm xuống 30% đòi hỏi các doanh nghiệp chủ động hơn nữa về nguồn vốn cũng như quản lý chặt chẽ hơn rủi ro tài chính.
 
 
Đơn vị: lần
 
Tính đến cuối quý I, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Novaland đang cao nhất, lên tới 1,26 lần. Hải Phát, CEO khoảng 0,9 lần, còn lại các doanh nghiệp đều dưới 0,5 lần.
 
Khổng Chiêm
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.