Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 953,61 điểm, giảm 0,5% so với tuần trước, HNX-Index cũng giảm 0,7% xuống còn 103,46 điểm. Như vậy, thị trường tiếp tục diễn biến giao dịch tiêu cực với nền thanh khoản duy trì ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, dòng tiền trên thị trường vẫn đang có xu hướng tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Ở sàn HoSE, cổ phiếu
RIC của Quốc tế Hoàng Gia đứng đầu danh sách tăng giá với 39%. Cổ phiếu này đã tăng trần trong cả 5 phiên giao dịch của tuần, tuy nhiên, thanh khoản mỗi phiên của
RIC chỉ khoảng vài trăm cổ phiếu.
Tiếp sau đó, cổ phiếu
TN1 của Thương mại Dịch vụ
TNS Holdings tiếp tục 'tỏa sáng' khi tăng 21%. Cổ phiếu này lên sàn HoSE vào ngày 30/5 và liên tục bứt phá ngay sau đó. Từ mức tham chiếu chào sàn là 30.000 đồng/cp, hiện tại thị giá của
TN1 đã là 58.000 đồng/cp.
Chiều ngược lại, sàn HoSE chỉ có duy nhất một cổ phiếu giảm giá trên 20% đó là
TCO của Vận tải Đa phương thức Duyên Hải. Trong tuần, cổ phiếu
TCO có 4 phiên giảm sàn và một phiên tăng 4,4%. Tính chung cả tuần thì cổ phiếu này giảm 21,5%.
Cổ phiếu
HVG của Thuỷ sản Hùng Vương cũng giảm khá sâu với 17%.
HVG lao dốc mạnh là do ảnh hưởng từ việc công ty chuyển lãi thành lỗ sau kiểm toán bán niên 2019. Cụ thể, công ty báo lỗ sau thuế 6 tháng đầu năm 2019 là 134 tỷ đồng trong khi trước soát xét vẫn báo lãi đến 28 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, cổ phiếu
VC1 của Xây dựng số 1 đứng đầu về mức độ tăng giá với 26,3%. Hiện tại không có quá nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp này xuất hiện. Thanh khoản của
VC1 luôn duy trì ở mức thấp với khối lượng khớp lệnh chỉ vài trăm cổ phiếu mỗi phiên.
Cổ phiếu
VCR của Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex tiếp tục nối dài chuỗi bứt phá khi tăng 24,2% ở tuần qua. Hiện tại, thị giá của
VCR đã leo lên mức 26.700 đồng/cp, gấp 6,2 lần so với đầu năm.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
KTT của Đầu tư Thiết bị và Xây lắp điện Thiên Trường giảm giá mạnh nhất sàn HNX với 32,4%. Đà giảm của
KTT bắt nguồn từ thời điểm thông tin ông Hoàng Hữu Tuấn - Phó Giám đốc đăng ký bán toàn bộ 524.500 cổ phiếu (tương ứng 17,8% vốn điều lệ). Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 5/6 - 28/6.
Ở sàn UPCoM, biên độ dao động giá ở sàn này vẫn là rất lớn nhưng đa phần các cổ phiếu này đều có thanh khoản rất thấp hoặc gần như không có. Đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu
SIP của Đầu tư Sài Gòn
VRG với 60,5%.
SIP đã tăng trần ở 2 phiên cuối tuần trong khi trước đó đều không có giao dịch.
SIP chào sàn UPCoM vào ngày 6/6 với giá tham chiếu 17.200 đồng/cp nhưng cổ phiếu này không có giao dịch trong 5 phiên và đến phiên 13/6 được kéo lên mức giá trần với biên độ 40%.
Sài Gòn
VRG hiện là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VnRubber - Mã:
GVR). Trong vài năm qua, kết quả của Sài Gòn
VRG liên tục tăng trưởng. Bên cạnh kết quả kinh doanh, Sài Gòn
VRG còn có điểm nhấn đầu tư ở khía cạnh quỹ đất rất lớn tại nhiều vị trí đắc địa.
Tổng Công ty Đức Giang cũng gây bất ngờ khi tăng 51% chỉ sau 1 tuần giao dịch.
Chiều ngược lại, các cổ phiếu giảm giá sâu ở sàn UPCoM có
VIW của Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam (-47%),
SUM của Đo đạc và Khoáng sản (-40%)...
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.