• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
28 Tháng Giêng 2025 12:12:13 SA - Mở cửa
PAN: PAN Food có thể chinh phục nhiều thị trường nhờ chứng nhận an toàn thực phẩm
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/06/2019 6:26:53 CH
6 tháng sau khi đạt chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000 từ SGS, Tổ chức Giám định - Chứng nhận độc lập toàn cầu của Thụy Sĩ, hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng của PAN Food hiện đã ổn định. Quy trình quản lý an toàn thực phẩm tuân thủ theo đúng yêu cầu.
 
Tỷ lệ thực phẩm không đạt chuẩn của PAN Food đã giảm từ 22% trong những tháng đầu tiên sản xuất xuống dưới 5%. Công ty hướng đến giảm tỷ lệ trên còn 3% trong năm 2020.
 
“Chúng tôi quyết định áp dụng FSSC 22000 với sự hỗ trợ từ IFC trong xây dựng nhà máy mới. Chứng nhận này giúp chúng tôi thực sự nổi bật so với các nhà sản xuất thực phẩm khác của Việt Nam, giúp dễ làm việc hơn với các đối tác nước ngoài bởi chúng tôi tuân theo những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hàng đầu của thế giới”, ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm PAN (PAN Food Manufacturing - PFM), nói.
 
Theo ông Hoàng, an toàn thực phẩm là nền tảng của mọi doanh nghiệp sản xuất mong muốn kinh doanh ổn định và phát triển. Thực hiện an toàn thực phẩm là một khoản đầu tư hơn là chi phí, các công ty sẽ có lợi bởi an toàn thực phẩm giúp họ giảm thua lỗ, tăng doanh số và tìm ra những thị trường tiềm năng. Các hành động mang tính bền vững còn giúp giảm chi phí trong thu hồi, bảo vệ thương hiệu và đảm bảo hoạt động kinh doanh.
 
Sau khi triển khai nhà máy đầu tiên đạt chuẩnFSSC 22000, PAN Food có kế hoạch xây thêm 2 nhà máy bánh kẹo. Doanh nghiệp này đã xây dựng một nhà máy hiện đại tại Long An để sản xuất bánh bông lan vào cuối năm 2017. 90% sản lượng được tiêu thụ trong nước, 10% phục vụ xuất khẩu. Với mục tiêu tăng xuất khẩu sang thị trường mới, IFC tư vấn PAN Food nên có FSSC 22000 cho các nhà máy đã và sắp xây dựng.
 
“Chúng tôi chắc chắn sẽ đi theo mô hình này và theo đuổi FSSC22000 cho các dây chuyền mới. Quá trình lắp đặt các dây chuyền còn lại phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường. Chúng tôi nghĩ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ có vai trò rất quan trọng trong tiếp cận thị trường mới, mở rộng kinh doanh”, ông Hoàng lưu ý.
 
Sản lượng của PAN Food đã tăng 60% so với năm trước. Công ty dự kiến tăng xuất khẩu 40% trong năm nay, đưa Nhật Bản thành thị trường mục tiêu mới.
 
Năm 2018, PAN Food xuất khẩu lượng hàng hóa giá trị 4,5 triệu USD chủ yếu sang các thị trường Đông Á như Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Hong Kong. 2018 được coi là năm “tìm kiếm thị trường” bởi hoạt động sản xuất của PAN Food mới bắt đầu. Thiếu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một khó khăn trong tiếp cận thị trường mới.
 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm cao thứ hai thế giới. Việt Nam xếp thứ 65 trên 113 quốc gia về tiêu chí chất lượng và an toàn trong Chỉ số An toàn Thực phẩm toàn cầu 2018.
 
Báo cáo chính sách thực phẩm toàn cầu năm 2015 của Viện Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) xác định các nền kinh tế mới nổi, hầu hết ở châu Á, là "điểm nóng" toàn cầu về bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, trong đó có Việt Nam.
 
Lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%, nằm trong nhóm thị trường tăng trưởng hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn an toàn không phù hợp đã cản trở lĩnh vực này phát triển bền vững, giảm cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm bản địa, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người tiêu dùng.
 
“Khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và khó tính hơn, cách duy nhất để tiến lên phía trước là các nhà sản xuất phải cải thiện tiêu chuẩn. Thực hành an toàn thực phẩm là điều đúng đắn nên làm và có tác động tốt với kinh doanh”, Rana Karadsheh, Giám đốc IFC châu Á về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ, nói.
 
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018 cho thấy thực phẩm không an toàn đã ảnh hưởng tới 600 triệu người, gây thiệt hại về năng suất và chăm sóc y tế lên tới 100 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, Việt Nam mất 700 triệu USD.
 
Như Tâm/Theo The Leader
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.