Thị trường đã kết thúc nửa chặng đường của năm 2019 với những diễn biến khó lường. Thị trường liên tục trải qua những đợt tăng giảm với biên độ rất lớn. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, VN-Index đứng ở mức 949,94 điểm, tương ứng tăng 6,43% so với cuối năm 2018. Trái ngược với VN-Index, HNX-Index giảm nhẹ 0,69% xuống 104,09 điểm. UPCoM-Index tăng 5,33% lên 55,65 điểm.
Diễn biến giao dịch trên thị trường chung trong nửa đầu năm 2019 là rất ảm đạm. Ở sàn HoSE, tổng khối lượng giao dịch trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 20 tỷ cổ phiếu, trị giá 443.418 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng và 17,5% về giá trị so với 6 tháng cuối năm 2018. Tương tự, tổng khối lượng trên sàn HNX trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 4 tỷ cổ phiếu (giảm 28%), trị giá 53.163 tỷ đồng (giảm 32%).
Điểm tích cực của thị trường trong 6 tháng đầu năm 2019 đó là việc khối ngoại vẫn duy trì được trạng thái mua ròng mạnh. Cụ thể, khối ngoại trên toàn thị trường mua vào 2,37 tỷ cổ phiếu, trị giá 97.060 tỷ đồng, trong khi bán 2,22 tỷ cổ phiếu, trị giá 86.628 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 151,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng lên đến 10.432 tỷ đồng.
Ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 10.107 tỷ đồng, tăng 35,5% so với 6 tháng cuối năm 2018, tương ứng khối lượng mua ròng là 201,7 triệu cổ phiếu.
Điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại thời gian này là họ mua ròng đến gần 8.800 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận.
Khối ngoại sàn HoSE mua ròng trở lại cổ phiếu
VIC
với giá trị lên đến 5.617 tỷ đồng trong đó, đóng góp lớn nhất chính là thương vụ Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua thỏa thuận 51,4 triệu cổ phiếu này (5.812,5 tỷ đồng) vào cuối tháng 5. Tiếp sau đó,
MSN
cũng được khối ngoại mua ròng mạnh với 2.701 tỷ đồng. CCQ ETF nội
E1VFVN30
tiếp tục được khối ngoại 'ưa thích' và có giá trị mua ròng hơn 2.402 tỷ đồng.
Trong khi đó,
VJC
là cổ phiếu bị khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm với 2.168 tỷ đồng. Trái ngược với công ty mẹ là
VIC
, thì
VHM
bị khối ngoại bán ròng mạnh 1.065 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch của khối ngoại sàn HNX vẫn trái ngược hoàn toàn so với sàn HoSE khi tiếp tục bán ròng 312,7 tỷ đồng (giảm 67% so với 6 tháng cuối năm 2018), tương ứng khối lượng bán ròng là 30,2 triệu cổ phiếu.
Đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX là
CDN
với 401 tỷ đồng, trong đó, giao dịch của khối ngoại đối với cổ phiếu này chỉ tập trung trong phiên 22/3, thời điểm đó, Wan Hai Lines - một trong những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới - thông qua Wan Hai Lines (Singapore) Pte. Ltd mua 19,83 triệu cổ phiếu
CDN
, qua đó sở hữu 20% cổ phần của công ty này, số cổ phiếu này trị giá khoảng gần 400 tỷ đồng.
PVS
và
PVI
là hai cổ phiếu cũng đươc khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh với lần lượt 395 tỷ đồng và 305 tỷ đồng.
Trong kh đó,
VGC
bị khối ngoại bán ròng lên đến 1.100 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng thứ hai là
SHS
với chỉ 81 tỷ đồng.
Còn trên sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 637,7 tỷ đồng (giảm 42%), nhưng nếu xét về khối lượng thì họ đã bán ròng 20 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại trên UPCoM mua ròng mạnh nhất mã
MPC
với 497 tỷ đồng. Tiếp sau đó,
VTP
cũng được khối ngoại mua ròng 355 tỷ đồng. Chiều ngược lại,
IDC
bị bán ròng mạnh nhất với 629 tỷ đồng.
BSR
đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng sàn này với 163 tỷ đồng.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.