• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.269,89 -9,88/-0,77%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.269,89   -9,88/-0,77%  |   HNX-INDEX   225,88   -1,55/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   91,90   -0,24/-0,27%  |   VN30   1.348,92   -9,11/-0,67%  |   HNX30   487,21   -5,78/-1,17%
22 Tháng Mười 2024 4:20:52 CH - Mở cửa
VIS: Tăng gần 30%/tuần, vẫn chưa gỡ lại một nửa thiệt hại từ đầu năm
Nguồn tin: BizLive | 12/08/2019 10:59:41 SA
Thị giá tăng gần 30% một tuần
 
Tuần vừa qua được xem là tuần chuyển mình mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ. Các mã cảng biển đã có 2 phiên tăng rất ấn tượng và thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy vậy, xét về thành tích tăng, cổ phiếu tăng tốt nhất của nhóm này là DVP (+16,45%) vẫn chưa thể sánh kịp với mã cổ phiếu ngành thép là VIS của CTCP Thép Việt Ý (+29,27%).
 

 Diễn biến giá cổ phiếu VIS. (Nguồn VNDIRECT)
 
Cổ phiếu này đã có 4/5 phiên tăng giá, đi lên từ 13.150 đồng/cổ phiếu và đóng cửa tuần tại 17.000 đồng/cổ phiếu. So với ông lớn đầu ngành là HPG (+2,9%), mức tăng trên chắc chắn đem lại niềm vui cho nhà đầu tư nhỏ lẻ kịp mua vùng đáy.
 
Tuy nhiên trước đó, trong tháng 7 VIS cũng có tới tới 3 tuần giảm giá tiêu cực đánh mất tới gần 50% thị giá - vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu đi ngang trong nửa đầu năm 2019.
 
Như vậy, với các diễn biến tuần vừa qua, VIS vẫn chưa thể trở về mặt bằng giá cũ và mới chỉ khắc phục được gần 40% thiệt hại trước đó.
 
Kinh doanh vẫn thua lỗ sau khi về tay người Nhật
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư bán ra trong 3 tuần tháng 7 là kết quả kinh doanh của VIS vẫn tiếp tục gây thất vọng. Quý II/2019, doanh thu thuần đạt 1.333,55 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế vẫn âm 32,18 tỷ đồng, cải thiện hơn so với mức lỗ gần 68 tỷ đồng cùng kỳ.
 
Lượng hàng tồn kho tính đến ngày 30/6 lên tới 1.086 tỷ đồng, chiếm tới gần 40% tổng tài sản trong khi nợ phải trả toàn bộ là nợ ngắn hạn là 2.123 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu. 
 
Tính chung 6 tháng, VIS đã lỗ 68 tỷ đồng, nhiều hơn mức lỗ 66,15 tỷ đồng năm ngoái. Như vậy, trong các quý còn lại VIS không được phép lỗ quá 24,5 tỷ đồng mới giữ được mục tiêu kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2019.
 
Được biết, Công ty đề ra kế hoạch doanh thu 4.862 tỷ đồng, lỗ trước thuế là 92,5 tỷ đồng. Đây cũng là kế hoạch phải có sự chấp thuận của ông chủ người Nhật, Kyoei Steel - đang nắm giữ trên 65% cổ phần VIS.
 
Doanh nghiệp Nhật Bản này đã thay thế Thái Hưng nắm quyền chi phối VIS kể từ 2018, đưa Công ty trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI. 
 
Tuy nhiên, sau khi xuất hiện ông chủ mới, khó khăn cũng ập đến với cả ngành thép nói chung và VIS nói riêng. 
 
Nửa cuối 2018, ngành thép hụt hơi do chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và nhiều quốc gia khác liên tục mở các vụ điều tra áp thuế lên các sản phẩm thép của Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu thép kém tích cực, giá thép liên tục giảm.
 
VIS còn phải đối mặt với cạnh tranh về giá, bất ổn nguyên liệu đầu vào, tỷ giá. Đặc biệt nguyên nhân lớn nhất là chính sách hạn chế nhập khẩu phế liệu của Chính phủ, việc gia hạn giấy phép bị chậm trễ ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của Công ty.
 
 
Kết quả, năm 2018, doanh thu đạt 7.093 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch đề. Lợi nhuận trước thuế lỗ tới 326 tỷ đồng. 
 
Những khó khăn này của VIS có lẽ không thể giải quyết trong "một sớm một chiều" và ngoài ra sẽ còn phụ thuộc vào những toan tính chiến lược từ ông chủ người Nhật.
 
 
Được biết tại Nhật Bản, Kyoei Steel giữ thị phần số 1 về thép cây, vật liệu đầu vào không thể thiếu cho xây dựng, thi công dân dụng trong nhà cao tầng, đường xá. Theo nhận định của Kyoei về thị thường thép, nhu cầu của Việt Nam là trên 10 triệu tấn/năm và dự báo sẽ còn tăng trưởng đặc biệt ở khu vực phía Bắc- miền Trung.
 
Với việc sở hữu Kyoei Steel Vietnam Co. Ltd (KSVC) và VIS, Kyoei đã nắm trong tay gần 9% thị trường mục tiêu là khu vực phía Bắc và miền Trung.

Nguồn báo cáo thường niên 2018 của Kyoei Steel
 
Ngoài ra, Công ty còn có lý do để mua cổ phần VIS thay vì đầu tư thêm vào KSVC bởi chuỗi cung ứng mới sẽ đem lợi thế cho doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do KSVC không có lò điện để xử lý thượng nguồn và sẽ thuận lợi hơn khi mua phôi thép đầu vào từ VIS.
 
Hiện tại, sau khi sở hữu VIS, Kyoei Steel vẫn chưa triển khai những kế hoạch đầu tư mới. 2 dự án lớn của VIS vẫn đang bị trì hoãn để xem xét lại. Cụ thể, Dự án Nhà máy cán thép công suất 500.000 tấn/năm tại Hải Phòng đang tạm dừng dự án để nghiên cứu đề xuất phương án chuyển đổi công nghệ. Dự án đầu tư lò điện cảm ứng nâng cao nâng công suất luyện phôi lên 600.000 tấn/năm cũng phải đánh giá lại.
 

MAI HƯƠNG


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức