Ngày 20/8, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng với tội danh giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359, Bộ luật Hình sự.
Theo Báo Lao Động, ông Hùng bị khởi tố do liên quan đến việc tổ chức tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ 2 hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh để thu tiền khi chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Cụ thể, ông Trần Khắc Hùng cùng một số người khác đã tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần, thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian từ 1 đến 2 ngày và được cấp bằng tốt nghiệp ngoại ngữ sau 3 đến 6 tháng, kể từ lúc nộp hồ sơ mà không phải đi học.
Trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Vietnamnet, ông Hùng đã đầu tư vốn vào Trường Đại học Đông Đô.
Bị can Trần Khắc Hùng sinh ngày 5/11/1972 tại Nghệ An, là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô. Ông được biết là tiến sĩ quản trị kinh doanh, từng là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ khóa VII và khóa XIV.
Ông Hùng từng là Phó Giám đốc Công ty TNHH Việt Phương giai đoạn 1999-2000, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch CTCP Thương mại Hùng Phát; Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực - Viện nghiên cứu và Phát triển Nông thôn đến năm 2003.
Từ năm 2003, ông Trần Khắc Hùng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các công ty thuộc Tập đoàn Sara; trong đó nổi bật có 2 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán gồm CTCP Tập đoàn Sara (UPCoM:
SRB) và CTCP Sara Việt Nam (HNX:
SRA).
Ngoài ra ông cũng làm Chủ tịch một doanh nghiệp đại chúng khác là CTCP Đầu tư và Thương mại
VNN (
VNN).
Sara Việt Nam (
SRA) được thành lập năm 2004 với ngành nghề gia công phần mềm, niêm yết trên HNX vào năm 2008 và đến 2010 tăng vốn gấp đôi lên 20 tỷ đồng. Năm 2017, công ty bắt đầu bổ sung thêm mảng kinh doanh mới thiết bị y tế và sau đó tăng vốn lên 180 tỷ đồng như hiện nay.
Ông Trần Khắc Hùng gắn liền với
SRA từ những ngày đầu thành lập trong cương vị Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, ông đã thoái toàn bộ vốn đầu tư cũng như từ nhiệm Chủ tịch HĐQT vào năm 2016.
Hoạt động kinh doanh của
SRA dưới thời ông Hùng không có nhiều điểm nhấn nhưng giá cổ phiếu lại tạo sóng mạnh năm 2010 từ 5.000 đồng/cp lên gần 18.000 đồng/cp. Sau khi ông rời công ty,
SRA tiếp tục tạo sóng mới trong năm 2018 và trở thành doanh nghiệp có EPS cao nhất sàn chứng khoán.
SRA là một trong những cổ phiếu có biến động giá lớn. Nguồn: VnDirect.
Dưới thời ông Hùng,
SRA kinh doanh không có nhiều nổi bật, liên tục thua lỗ. Công ty chỉ một lần chia cổ tức là mức chi 13% bằng tiền cho năm 2007.
Lợi nhuận SRA tăng mạnh sau khi ông Trần Khắc Hùng rời công ty.
Với Tập đoàn Sara (
SRB), ông Trần Khắc Hùng là cổ đông sáng lập và là Chủ tịch HĐQT công ty đến nay. Tính đến cuối năm 2018, công ty đã lỗ lũy kế gần 47 tỷ đồng trên vốn điều lệ 85 tỷ đồng.
SRA lỗ liên tiếp 6 năm gần nhất.
Kiểm toán cũng có lưu ý về khoản lỗ lũy kế 47 tỷ đồng, chiếm gần 55% vốn chủ sở hữu. Theo đó, đơn vị này chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của
SRB.
SRB bắt đầu được giao dịch trên sàn UPCoM từ năm 2018. Cổ phiếu cũng tạo sóng vào năm 2010 (giống thời điểm với
SRA) với mức tăng từ 7.000 đồng/cp lên khoảng 28.000 đồng/cp. Tuy nhiên, cổ phiếu liên tiếp lao dốc mạnh sau đó và hiện đi ngang ở mức 1.200 đồng/cp, cùng thanh khoản bèo bọt.
Diễn biến giá SRB. Nguồn: VnDirect.
Tập đoàn Sara tiền thân là CTCP Đào tạo và phát triển Công nghệ thông tin Quốc gia, hoạt động trong đủ các lĩnh vực: giáo dịch nghề nghiệp, đào tạo cao đẳng, bán buôn máy vi tính, xây dựng công trình, kinh doanh bất động sản, tư vấn du học, cho thuê xe ô tô, dịch vụ bảo vệ, đào tạo đại học và sau đại học…
Còn tại CTCP Đầu tư và thương mại
VNN (tên cũ là CTCP Đầu tư Vietnamnet – Mã:
VNN), ông Trần Khắc Hùng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Cổ phiếu
VNN bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán vào 3/12/2012 với đóng cửa giá 14.000 đồng/cp. Tuy nhiên, cổ phiếu đã bị hủy niêm yết vào tháng 7/2018 với giá cuối cùng 5.500 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu VNN trước hủy niêm yết. Nguồn: VnDirect.
Nguyên nhân bị hủy niêm yết là do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán năm 2017 liên quan đến các khoản đầu tư Đại học dân lập Đông Đô.
Cụ thể, công ty trình bày khoản đầu tư 32 tỷ đồng vào trường Đại học Đông Đô là một khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và một khoản đầu tư hợp tác kinh doanh 5 tỷ đồng ở khoản mục phải thu khác. Tuy nhiên, kiểm toán chưa được cung cấp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để đánh giá về khoản đầu tư này trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Trước khi bị hủy niêm yết,
VNN bị lỗ 5 năm liên tiếp, thậm chí không ghi nhận doanh thu trong 2 năm 2016-2017. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp gần 19 tỷ đồng trên vốn điều lệ 57 tỷ đồng.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.