• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 4:03:00 CH - Mở cửa
Nhiều khó khăn khi triển khai IFRS tại Việt Nam
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/11/2020 8:17:57 SA
“Vạn sự khởi đầu nan...”
 
Ông Trịnh Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính đánh giá Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các đơn vị có lợi ích công chúng tại Việt Nam nói riêng hiện chưa theo kịp đòi hỏi của thị trường. Sự khác biệt lớn nhất là VAS theo giá gốc, còn IFRS theo giá thị trường. Hiện Việt Nam chưa ban hành một số VAS quan trọng như công cụ tài chính, tổn thất tài sản, nông nghiệp...
 
Ý kiến trên được ông Vinh nêu ra tại Hội nghị triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, do Bộ Tài chính tổ chức ngày 11/11. Sự kiện này thu hút hơn 400 doanh nghiệp đã và chưa niêm yết, các công ty kiểm toán tham dự...
 
Để khắc phục bất cấp trên, cũng như phù hợp với chuẩn mực quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” vào giữa tháng 3. Văn này này đưa ra phương án xây dựng lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam. Theo đó, đối với BCTC hợp nhất, giai đoạn 1 từ năm 2022 – 2025, áp dụng tự nguyện với doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết... Trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng IFRS giai đoạn 1, sau năm 2025 bước vào giai đoạn 2 áp dụng bắt buộc đối với lập BCTC hợp nhất, đồng thời xem xét phương án áp dụng tự nguyện hoặc bắt buộc đối với lập BCTC riêng lẻ. 
 
Áp dụng IFRS, theo ý kiến từ những người trong cuộc mang lại lợi ích về dài hạn. Theo PwC Việt Nam, triển khai IFRS giúp doanh nghiệp huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn, vì thông tin minh bạch, trách nhiệm giải trình cao hơn. Điều này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí xây dựng báo cáo khi phát hành chứng khoán để huy động vốn, đặc biệt là dòng vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty đa quốc gia chỉ phải lập một bộ BCTC theo IFRS, mà không phải lập theo VAS để nộp cho cơ quan quản lý Việt Nam.
 
Theo Bộ Tài chính, đến nay đã có 131/143 (93%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã tuyên chính thức về áp dụng IFRS với các hình thức khác nhau. Do đó, việc chậm trễ áp dụng sẽ khiến Việt Nam gặp khó khăn khi tham gia"sân chơi" của thế giới, nhất là trong bối cảnh IFRS là một ngôn ngữ kinh doanh quốc tế hơn là một công cụ quản lý đơn thuần.
 
Bên cạnh những lợi ích đó, do Việt Nam chuẩn bị áp dụng IFRS nên các doanh nghiệp lo ngại sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Cái khó đầu tiên là doanh nghiệp phải duy trì song song hai hệ thống BCTC lập theo VAS và IFRS, nên phát sinh nhiều chi phí về đào tạo nguồn nhân lực, kiểm toán, định giá...
 
Từ góc nhìn của tổ chức tư vấn, ông Phan Võ Đăng Khoa, Trưởng phòng Dịch vụ đảm bảo, Công ty Deloitte Việt Nam, cho rằng khó khăn lớn nhất là làm sao để doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo công ty. Việc cập nhật và bắt kịp quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS sẽ rất khó diễn ra thuận lợi, nếu các cấp quản lý doanh nghiệp xem đây là một yêu cầu bắt buộc phải tuân theo chứ không phải là một chiến lược quản lý.
 
Cũng theo đại diện Deloitte, một thách thức nữa là khả năng đáp ứng của đội ngũ kế toán đối với IFRS còn hạn chế. Hiện ở Việt Nam các doanh nghiệp đang thiết hụt nguồn nhân lực, kỹ năng và thời gian để thích nghi với chuẩn mực quốc tế. Điều này dẫn đến BCTC phụ thuộc nhiều vào đề xuất của các kiểm toán viên. Ở chiều ngược lại, điều này cũng dẫn đến lo ngại đối với các đơn vị kiểm toán tham gia quá nhiều vào quá trình lập BCTC của các doanh nghiệp có thể gây ra sự thiếu khách quan khi kiểm toán.
 
Theo ông Trương Đức Phương, Giám đốc tài chính của Công ty Zamil Steel, hiện hành lang pháp lý của Việt Nam về kế toán, thuế, hải quan và định giá chưa có sự tương thích với yêu cầu của IFRS, dẫn đến vướng mắc khi thực hiện chuẩn mực này. 
 
“Áp dụng IFRS sẽ khiến các chỉ tiêu tài chính trên BCTC đang ở mức cao tụt xuống thấp, dẫn đến có thể xuất hiện cú sốc ban đầu khi chỉ tiêu tài chính thay đổi. Điều này khiến chúng tôi lo lắng phải giải thích ra sao với cổ đông nội bộ, cơ quan quản lý. Với quy mô và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp thì chi phí cần chuẩn bị cho triển khai IFRS là bao nhiêu, ông Phương băn khoăn.
 
Gỡ khó, cách nào?
 
Để gỡ khó cho doanh nghiệp áp dụng IFRS, ông Phương đề xuất với cơ quan nhà nước cần có lộ trình áp dụng cụ thể cho các nhóm doanh nghiệp, có hành lang pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp thực hiện với phân bổ chi phí hợp lý theo giai đoạn. Cùng với việc có cơ chế khuyến khích cho những doanh nghiệp tiên phong áp dụng IFRS, cơ quan quản lý nhà nước nên thống nhất trong hướng dẫn và xử lý về thuế, hải quan, định giá, kế toán cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS... 
 
Về phía doanh nghiệp, chuyên gia khuyến nghị cùng với cần xác định lộ trình với phân tích lợi ích, chi phí, lộ trình cụ thể áp dụng, nên có nhóm quản lý dự án liên bộ phận và do lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách, gồm bộ phận tài chính, kế toán làm nòng cốt... Các doanh nghiệp mong đợi công ty tư vấn kế toán, kiểm toán có mức chi phí hỗ trợ tư vấn áp dụng IFRS trong thời kỳ đầu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp áp dụng IFRS...
 
Theo ông Trịnh Đức Vinh, để triển khai được IFRS, doanh nghiệp chuẩn bị 7 bước: xây dựng chiến lược và ngân sách; đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức bộ máy kế toán và xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu; xây dựng quy trình chuyển đổi báo cáo tài chính; chuẩn bị nền tảng kỹ thuật cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tính toán các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng IFRS.
 
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Vinh cho hay, Bộ Tài chính sẽ triển khai nhiều hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khi áp dụng IFRS như: đào tạo nhân lực, cử chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp, ban hành các văn bản pháp lý rõ ràng...