• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
04 Tháng Mười Hai 2024 4:51:18 CH - Mở cửa
VNM: 18.000 tỷ đồng tiền gửi của Vinamilk đóng góp 50% lợi nhuận tăng thêm
Nguồn tin: Người đồng hành | 02/11/2020 1:51:27 CH
Doanh nghiệp tích lũy hơn 20.000 tỷ đồng tiền và tiền gửi, gần vượt vốn điều lệ 20.800 tỷ đồng.
Vinamilk thực hiện 76% kế hoạch doanh thu và 84% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng.
Hoạt động xuất khẩu của Vinamilk tăng trưởng 9% về mặt doanh thu và 13% về mặt lợi nhuận gộp.
 
Hơn 20.000 tỷ đồng tiền và tiền gửi, chiếm 40% tổng tài sản
 
Theo BCTC hợp nhất quý III, tại thời điểm cuối kỳ, Vinamilk (HoSE: VNM) có 2.336 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm hơn 300 tỷ so với đầu năm. Song khoản đầu tư tài chính (chủ yếu tiền gửi có kỳ hạn ngắn) ghi nhận 17.872 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu năm. Tổng tiền và tiền gửi của Vinamilk đạt 20.200 tỷ đồng, gần vượt vốn điều lệ 20.899 tỷ đồng và chiếm 40% tổng tài sản. 
 
Bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngày từ đầu năm doanh nghiệp có chủ trương giãn, hoãn các kế hoạch đầu tư tài sản cố định để đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn tài chính.
 
Vinamilk tăng đáng kể các khoản phải thu lên 5.977 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.500 tỷ so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng 263 tỷ đồng lên 5.246 tỷ đồng, chủ yếu tăng tích trữ nguyên vật liệu từ 2.661 tỷ đồng lên 3.576 tỷ đồng.

 
Nguồn: BCTC hợp nhất quý III Vinamilk
 
Dù tích lũy tiền đáng kể, doanh nghiệp sữa cũng tăng vay ngắn hạn từ 5.251 tỷ đồng lên 6.423 tỷ đồng và vay dài hạn từ 123 tỷ đồng lên 176 tỷ đồng.
 
BCTC quý III doanh nghiệp không thuyết minh rõ nhưng theo BCTC quý II, các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) của doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ 7,1-8,65%/năm - mức nổi trội so với thị trường. Tiền gửi kỳ hạn dài (trên 12 tháng) lãi 7,4%/năm. Trong khi các khoản vay bằng VND thì lãi suất vay phải trả từ 4,9-6,5%, vay USD lãi suất 1,4-2,7%.
 
Khoản tiền gửi tăng mạnh hỗ trợ cho tăng trưởng lợi nhuận. Trong 9 tháng, lãi tiền gửi tăng từ 516 tỷ lên 869 tỷ đồng giúp doanh thu hoạt động tài chính tăng 71% lên 979 tỷ đồng. Song, chi phí lãi vay tăng 73 tỷ đồng lên 118 tỷ đồng, lỗ chênh lệch tỷ giá tăng từ 29,6 tỷ đồng lên 106 tỷ đồng. Như vậy, lãi tiền gửi đóng góp 353 tỷ đồng, tức 50% phần tăng thêm trong lợi nhuận trước thuế của đơn vị (701 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.
 
Lợi nhuận ghi nhận tăng trưởng 2 chữ số trong quý III
 
Bất chấp dịch bệnh khiến thu nhập và sức mua người tiêu dùng giảm, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý III đạt 3.138 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lợi nhuận cao nhất tính từ quý I/2019. Trong bối cảnh thị trường sữa bão hòa, Vinamilk ghi nhận mức tăng lợi nhuận chỉ một chữ số trong nhiều quý, thậm chí âm vào quý IV/2019 và quý I/2020.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Quý III, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 9% đạt 15.563 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội địa đạt 13.264 tỷ đồng và doanh thu xuất khẩu đạt 2.299 tỷ đồng, cùng tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sữa giảm nhẹ từ 47% về 46,7% do sự sụt giảm ở thị trường nội địa, trong khi xuất khẩu tăng từ 47% lên 48,7%. Theo đó, lợi nhuận gộp ở thị trường nội địa chỉ tăng 7,3% đạt 6.147 tỷ đồng nhưng thị trường xuất khẩu tăng 12,8% đạt 1.120 tỷ đồng.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Lũy kế 9 tháng, Vinamilk đạt doanh thu thuần 45.211 tỷ đồng, tăng 7,4%. Biên lãi gộp giảm và các chi phí đồng loạt tăng nhưng nguồn thu từ hoạt động tài chính tăng giúp lãi ròng cổ đông công ty mẹ doanh nghiệp sữa tăng 6,4%, đạt 8.914 tỷ đồng.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Doanh thu nội địa của Vinamilk tăng trưởng chủ yếu nhờ hợp nhất kết quả kinh doanh với GTN Foods (HoSE: GTN), doanh nghiệp chi phối Mộc Châu Milk. Doanh nghiệp sữa cao nguyên Mộc Châu báo cáo doanh thu tăng 13,7% đạt 775 tỷ đồng quý III, lũy kế 9 tháng tăng 10% đạt 2.142 tỷ đồng. Biên lợi nhuận cải thiện giúp lợi nhuận sau thuế quý III ở mức 102 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước; lũy kế 9 tháng 209 tỷ đồng, tăng 69%.
 
Theo chứng khoán BIDV (BSC), thị phần Vinamilk đang đứng ở mức 60% và cần động lực mới đến từ Mộc Châu Milk ở khu vực miền Bắc để đẩy tăng thị phần và dài hạn là xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhờ khu vực Trung Đông hồi phục với hợp đồng xuất khẩu trị giá 20 triệu USD, thị trường này chiếm tỷ trọng 70-80% doanh thu xuất khẩu của Vinamilk. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tiếp tục mở rộng các thị trường khác như xuất khẩu sữa đặc vào thị trường Trung Quốc, sữa hạt và trà sữa vào Hàn Quốc. Vinamilk đã được cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc liên minh kinh tế Á Âu vào tháng 6 vừa qua.
 
Vinamilk tiết kiệm đến hơn 560 tỷ đồng chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường trong 9 tháng đầu năm. Dù vậy, doanh nghiệp tăng mạnh chi phí khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng từ 6.281 tỷ lên 9.672 tỷ đồng khiến tổng chi phí bán hàng vẫn tăng 4% lên 9.672 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng 33,6% lên 1.222 tỷ đồng, tăng do chi phí nhân viên, dịch vụ mua ngoài và phân bổ lợi thế thương mại.
 
Với kết quả trên, công ty đã thực hiện 76% kế hoạch doanh thu và 84% kế hoạch lợi nhuận sau thuế được ĐHĐCĐ giao phó.