• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
24 Tháng Mười Một 2024 4:07:28 SA - Mở cửa
Chủ tịch UBCK: Khối ngoại có tâm lý giằng co khi rút vốn
Nguồn tin: Người đồng hành | 25/12/2020 8:17:15 SA
Nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng rút vốn khỏi thị trường chứng khoán mới nổi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam được đánh giá có mức độ rủi ro cao hơn so với thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... 
Đầu tư sinh lời từ sự lên giá của các cổ phiếu hết "room" ngoại là điều các nhà đầu nước ngoài quan tâm.
 
Dù các tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam là điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu năm 2020 và năm tới, nhà đầu tư nước ngoài đổi hướng bán ròng trở lại sau 3 năm liên tiếp mua ròng. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 17/12, riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng kỷ lục 13.300 tỷ đồng. Nếu loại trừ đi giao dịch thỏa thuận, khối ngoại sàn này bán ròng hơn 36.200 tỷ đồng.
 
Nhận định về diễn biến trên, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết khi trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài quy mô lớn có tâm lý giằng co, giữa quyết định đầu tư hay rút vốn tại chứng khoán Việt Nam trong năm 2020. Một số tổ chức cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19, họ phải rút tiền khỏi các thị trường mới nổi.

 
Chủ tịch UBCKNN, Trần Văn Dũng. Ảnh: SJCV.
 
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Đầu tư của PVI AM cho rằng trong bối cảnh Covid-19, nền kinh tế nhiều nước suy thoái, nhà đầu tư ngoại đương nhiên phải giảm tỷ trọng một phần tài sản rủi ro, trong đó có cổ phiếu. 
 
Ở các thị trường đã kiểm soát tốt dịch như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… dòng vốn đã quay trở lại, nhưng tại Việt Nam thì chưa. Nguyên nhân vì Việt Nam vẫn đang xếp ở thị trường chứng khoán mới nổi, được đánh giá có mức độ rủi ro cao hơn so với các thị trường khác. 
 
Dù vậy, sự xuất hiện của các quỹ ETF dựa trên các rổ cổ phiếu như VN30, VN Diamond… đã vớt lại được một phần nguồn tiền từ nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại mua ETF vì họ thích những cổ phiếu hết “room” nhưng đây củng chỉ là một câu chuyện nhỏ. Việc các quỹ đầu tư, nhà đầu tư ngoại tìm nhà đầu tư chiến lược, mua cổ phần mới là dòng tiền lớn cần quan tâm. Câu chuyện dài hạn của thị trường Việt Nam là nâng hạng, có nhiều hàng hóa tốt, cổ phiếu tốt để hấp dẫn nhà đầu tư. 
 
Đề cập đến những mong muốn của nhà đầu tư ngoại, ông Lê Hải Trà, Phụ trách HĐQT Sở GDCK TP HCM (HoSE) kỳ vọng Luật Chứng khoán mới, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi có thể tháo gỡ vấn đề về giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. 
 
Trong một số buổi trao đổi với nhà đầu tư ngoại, ông Trà cho hay họ không quá quan trọng đến mở "room" doanh nghiệp lên 100% mà quan tâm làm sao có thể đầu tư và sinh lời khi cổ phiếu của doanh nghiệp hết "room" tăng giá. 
 
Ông Trà cũng cho rằng tìm ra giải pháp cho vấn đề trên liên quan đến nâng hạng thị trường. Chứng khoán Việt Nam được nâng hạng sẽ đi cùng với dòng vốn ngoại đổ vào thị trường thì họ sẽ mua cổ phiếu gì?”.
 
Ông Trần Văn Dũng cũng kỳ vọng với các luật mới, một số vấn đề về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, một số giải pháp cũng được đưa ra như lộ trình thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) hoặc nghiên cứu chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) theo mô hình của Thái Lan nhưng sẽ cần thời gian.