• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
15 Tháng Mười Một 2024 5:41:09 CH - Mở cửa
Hạn mặn chưa tác động đáng kể đến sản lượng lúa Đông Xuân của Việt Nam
Nguồn tin: Người đồng hành | 31/03/2020 2:04:07 CH
Kết quả báo cáo liên đoàn công tác về tình hình nguồn cung, dự trữ và xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng cho thấy, diện tích lúa vụ Đông Xuân bị thiệt hại từ hạn hán và xâm nhập mặn năm nay là không đáng kể. Do Bộ Nông nghiệp và các địa phương đã chỉ đạo xuống giống sớm.
 
Trong khi đó, vụ Đông Xuân được mùa, năng suất bình quân đạt gần 7 tấn/ha nên đã bù đắp được tác động của hạn hán và xâm nhập mặn. Sản lượng thóc gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay dự kiến tương đương năm ngoái.
 
Về tình hình xuất khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết, 2 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt khoảng 930.000 tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến ngày 15/3, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370.000 tấn so với cuối tháng 2. Như vậy, trong tháng 3, xuất khẩu bình quân xuất khẩu 25.000 tấn/ngày. Nếu duy trì tốc độ này, quý I sẽ xuất khẩu gần 1,7 triệu tấn, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
 
Báo cáo đoàn công tác liên ngành đánh giá, hoạt động điều hành xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm đã bám sát mục tiêu tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân, đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Kết quả xuất khẩu tích cực đã góp phần duy trì giá thóc, gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở mức đảm bảo có lãi cho người nông dân. Xuất khẩu gạo được thực hiện gần như toàn bộ theo hình thức chính gạch bởi hoạt động xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới trên thực tế đã dừng từ sau Tết Nguyên đán tới nay.
 
Hoạt động xuất khẩu gạo những tháng đầu năm cho thấy, nhu cầu lương thực thực phẩm đang tăng mạnh trên thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng thực tế đã xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo trong thời gian qua rất sôi động, giá gạo thế giới liên tục tăng dù Ấn Độ và Việt Nam (hai quốc gia sản xuất, xuất khẩu gạo lớn) được mùa.
 
Nhìn chung, xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm đã tăng hơn 31% về sản lượng, mức tăng khá cao so với chu kỳ 3 năm gần đây. Nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh đã làm cho giá thị trường nội địa biến động tăng 20-25%, tùy từng chủng loại thóc, gạo. 
 
Trong bối cảnh Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19 dự báo nhu cầu với gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh. Nếu duy trì tốc độ xuất khẩu bình quân 25.000 tấn/ngày (khả năng này là cao) thì xuất khẩu gạo quý I/2020 sẽ đạt gần 1,7 triệu tấn, quý II sẽ đạt trên 2 triệu tấn. Tổng cộng 6 tháng đầu năm có thể sẽ xuất khẩu 3,7 triệu tấn, lớn hơn so với lượng gạo hàng hóa có thể dành cho xuất khẩu là 3 triệu tấn.
 
"Kết hợp với 2 yếu tố quan trọng và rất khó xác định là diễn biến dịch bệnh và tâm lý người dân, khả năng thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước có thể xảy ra, nhất là khi việc mua tóc gạo cho dự trữ quốc gia đang không thuận lợi", báo cáo cho biết.
 
Ngoài ra, kết quả rà soát các doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội Lương thực (VFA) cho thấy, tính đến ngày 27/3, tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng là gần 1,6 triệu tấn gạo. Trong đó, lượng gạo phải giao từ nay đến 31/5 là khoảng 1,4 triệu tấn. Sản lượng gạo hiện có trong kho của 60/92 hội viên là gần 1,7 triệu tấn. Như vậy, chỉ tính riêng các doanh nghiệp hội viên VFA, nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo "không ký hợp đồng mới" của Thủ tướng, lượng gạo dư vào thời điểm 31/5 là khoảng 266.000 tấn. Hiện Hiệp hội Lương thực có 92 hội viên, chiếm khoảng 75% xuất khẩu gạo của các nước.
 
Trường hợp tính cả doanh nghiệp ngoài Hiệp hội có gửi báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương thì tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao là gần 1,7 triệu tấn gạo và sản lượng hiện có trong kho của doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (75.000 tấn gạo).
 
Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, lượng gạo dồi dào và sẵn sàng đưa gạo ra thị trường theo yêu cầu của Nghị định 107/2018 về việc duy trì thường xuyên dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó và cam kết sẽ cung cấp ngay ra thị trường trong nước nếu được Chính phủ yêu cầu.
 
Trước đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị nối lại xuất khẩu và cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 này. Sau đó, cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh tình hình xuất khẩu gạo tháng 5, tùy theo diễn biến thực tế.
 
Đây là kết quả sau 3 ngày tiến hành rà soát nguồn cung, dự trữ và xuất khẩu gạo thóc của Bộ Công Thương chủ trì đoàn công tác liên ngành theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 25/3.  Yêu cầu này được đưa ra sau một ngày khi Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Thủ tướng chưa thực hiện việc tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/4 để bộ có thời gian đánh giá lại sản lượng của vụ Đông Xuân, sau khi ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp.
 
Trước đó, các cơ quan chức năng đã thực hiện kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp về an ninh lương thực ngày 23/3, trong đó đề xuất dừng xuất khẩu gạo do chính Bộ Công Thương đưa ra.
 
Ngọc Hà
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.