15h00
Kết thúc phiên giao dịch, sắc xanh bao trùm toàn thị trường khi cả 3 sàn đều đóng cửa tăng điểm. Trong nhóm cổ phiếu VN30, chỉ có 3 mã giảm giá là
VPB giảm 1,4% xuống 21.450 đồng/cp,
MSN giảm 0,3% và
ROS giảm 2%. Ở chiều ngược lại,
MWG tăng mạnh với 6,6%, lên 82.000 đồng/cp,
SAB tăng 4,9% lên 165.400 đồng/cp,
MBB tăng 3%,
HPG tăng 2,2%....Các cổ phiếu khác như
VHM,
VRE,
VIC,
VCB,
BID,
FPT…đều giao dịch tích cực.
Bên cạnh đó, dòng tiền cũng lan rộng sang các nhóm ngành khác như chứng khoán, thép, bất động sản, dầu khí…Có thể kể đến một số cổ phiếu như
SSI tăng 1,9% lên 13.600 đồng/cp,
HCM tăng 2,1%,
VND tăng 4,7%,
HSG tăng 4,3%,
PVD tăng 2,1%,
PLX tăng 1%...
Đặc biệt nhóm cổ phiếu thực phẩm bứt phá với
MML,
DBC,
PSL,
AFX…đều tăng trần.
Ở chiều ngược lại,
DPG bất ngờ giảm sàn xuống 24.500 đồng/cp, một số cổ phiếu dệt may như
TCM,
TNG,
MSH…giao dịch kém tích cực trong phiên hôm nay.
Theo đó, VN-Index đóng cửa ở mức 789,6 điểm, tăng 8,9 điểm (1,14%). Toàn sàn có 281 mã tăng, 87 mã giảm và 51 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,71 điểm (1,57%) lên 110,46 điểm. Toàn sàn có 104 mã tăng, 60 mã giảm và 63 mã đứng giá.
Đối với UPCoM, cổ phiếu họ Viettel giao dịch khá tích cực với
VTP tăng 6% lên 117.900 đồng/cp,
VGI tăng 1,5%,
CTR tăng 2,1%...góp phần giúp UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (1,2%) lên 52,16 điểm. Toàn sàn có 163 mã tăng, 82 mã giảm và 47 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể với giá trị giao dịch đạt hơn 6.200 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khoảng 400 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng hơn 430 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tập trung vào các cổ phiếu như
VNM,
VIC,
VPB,
HDB,
CTG…
14h10
Dòng tiền chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Nhiều cổ phiếu tăng trần sau khi phiên chiều mở cửa, có thể kể đến như
BSR,
OIL và
PVB là 3 cổ phiếu trong nhóm dầu khí; một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng, khi công nghiệp như
DXG,
LCG,
TDH,
SZL…Các cổ phiếu khác như
LHG,
LDG,
HDG…đều tăng hơn 5%.
VN-Index hiện ở mức 789,25 điểm, tăng 8,55 điểm (1,1%). HNX-Index tăng 1,46 điểm (1,23%) lên 110,19 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, nhìn chung đà tăng của các chỉ số vẫn được duy trì dù xuất hiện lượng nhỏ lực bán ở một vài cổ phiếu như
VPB giảm 1,8% xuống 21.350 đồng/cp,
VNM,
VCB,
VRE đều giảm nhẹ xuống dưới mốc tham chiếu. Lực kéo đến từ các cổ phiếu như
SAB tăng 5% lên 165.500 đồng/cp,
MWG tăng 2,2%,
HPG tăng 2%,
VHM tăng 1,6%...
VN-Index dừng ở mức 787,3 điểm, tăng 6,6 điểm (0,85%). Toàn sàn có 257 mã tăng, 97 mã giảm và 32 mã đứng giá.
Trên sàn HNX,
ACB tăng 2,5% lên 20.900 đồng/cp,
SHB tăng 1,1% lên 18.100 đồng/cp là động lực chính giúp HNX-Index tăng 1,37 điểm (1,26%) lên 110,12 điểm. Toàn sàn có 75 mã tăng, 67 mã giảm và 47 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,85%) lên 51,98 điểm. Toàn sàn có 120 mã tăng, 64 mã giảm và 53 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch phiên sáng đạt hơn 228 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị khoảng 3.300 tỷ đồng.
10h52
HVN tăng 1,8% lên 24.800 đồng/cp dù Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Quý I, doanh thu hợp nhất ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019; lỗ 2.383 tỷ đồng. Nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV, năm 2020, tổng doanh thu ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 34% so với kết hoạch, lỗ 19.651 tỷ đồng.
NTC tăng 2% lên 162.800 đồng/cp sau khi công ty báo lãi quý I tăng hơn 22%.
Sau khi hưng phấn đầu phiên, lực mua có phần suy yếu khiến cho các chỉ số thu hẹp đà tăng. VN-Index hiện ở mức 785,43 điểm, tăng 4,73% (0,63%). HNX-Index tăng 0,8 điểm (0,74%) lên 109,55 điểm.
9h35
Ngay đầu phiên giao dịch, hầu hết tất cả các nhóm ngành đều hồi phục, có thể kể đến như ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, bán lẻ, thực phẩm...Trong đó,
SAB 5,7% lên 166.600 đồng/cp,
HDB tăng 4,1% lên 21.800 đồng/cp,
CTG tăng 3%,
SSI tăng 3%,
GAS tăng 1,8% lên 68.700 đồng/cp...
Ngoài ra các cổ phiếu khác như
VCB,
VHM,
VRE,
PNJ,
MWG...đều tăng giá đã tác động tích cực đến chỉ số. Các cổ phiếu thực phẩm như
MML,
PSL,
AFX tăng trần,
DBC tăng 6,1... Các cổ phiếu thực phẩm đang được cho là hưởng lợi từ sự bứt phá của giá loại mặt hàng này. Ngày 16/4, giá lợn hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 88.000 - 92.000 đồng/kg. Trong đó, cao nhất là tại Thái Bình với 92.000 đồng/kg lợn hơi, theo sát đó là Hà Nội và Hưng Yên với 91.000 đồng/kg. Nhìn chung, sau ngày 15/4, thị trường lợn hơi có cơn tăng giá chóng mặt trên diện rộng. Với đà tăng này, dự báo căng thẳng giá thịt lợn còn được kéo dài nữa.
Ở chiều ngược lại,
VIC giảm 0,9% xuống 95.000 đồng/cp,
EIB giảm 0,7%,
VPB giảm 0,7%... Mới đây, Vingroup ước tính mảng du lịch giảm mạnh doanh thu và lỗ trước thuế khoảng 3.000 tỷ đồng.
Theo đó, VN-Index tăng 7,09 điểm (0,79%) lên 786,86 điểm. Giá trị giao dịch đạt hơn 675 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 47 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, các cổ phiếu nổi bật như
PVS tăng 2,5% lên 12.200 đồng/cp,
ACB tăng 2%,
SHB tăng 0,6%...giúp HNX-Index tăng 1,10 điểm (0,95%) lên 109,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 10 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 140 tỷ đồng.
UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,89 điểm) lên 52 điểm.
Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trong phiên giao dịch ngày 16/4. Các nhóm cổ phiếu phân hoá rõ nét khiến các chỉ số biến động không nhiều dù phiên hôm qua là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 4. Áp lực đến từ các cổ phiếu như
BVH giảm 0,6% xuống 30.800 đồng/cp,
VHM,
VIC,
MSN...đều giảm giá. Ở chiều ngược lại,
VJC hồi phục mạnh khi tăng 4,7% lên 116.000 đồng/cp,
SAB tăng 3%,
PLX tăng 2,5%,
GAS tăng 1,2%...đã giúp VN-Index giữ được sắc xanh đến cuối phiên.
Khối ngoại vẫn bi quan khi tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 21 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 528 tỷ đồng trong khi bán ra 29,7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 745 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt xấp xỉ 8,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 217 tỷ đồng.
Trên HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng 180 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước. Đây là phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp của nhóm này trên HoSE. Đứng đầu trong danh sách bán ròng HoSE là
VIC với 40,3 tỷ đồng. Tiếp theo sau là
VNM và
BID với giá trị lần lượt là 35,9 tỷ đồng và 24,2 tỷ đồng. Trong khi đó,
VRE được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất HoSE với hơn 19,8 tỷ đồng.
BVSC dự báo VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang tích lũy và tiếp cận vùng 780-800 điểm. VCSC cho rằng thị trường có thể sẽ tăng điểm vào ngày mai sau phiên củng cố của VN-Index.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones tăng 33,33 điểm, tương đương 0,14%, lên 23.537,68 điểm. S&P 500 tăng 16,19 điểm, tương đương 0,58%, lên 2.799,55 điểm. Nasdaq tăng 139,19 điểm, tương đương 1,66%, lên 8.532,36 điểm.
MSCI châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,6% trong phiên chiều 16/4, với các chỉ số lớn trong khu vực diến biến trái chiều. Giảm mạnh nhất là cổ phiếu tại Đông Nam Á, với SET 50 của Thái Lan giảm 2,5%, Jakarta Composite giảm 3,1%, KLCI của Malaysia giảm 0,09%. Ngược lại, Straits Times của Singapore tăng 0,4%.
Giá dầu Brent tương lai tăng 13 cent, tương đương 0,5%, lên 27,82
USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giữ ở 19,87
USD/thùng, ngày thứ hai liên tiếp đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 2/2002.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 và 2021 dự báo lần lượt là 2,7% và 7%, theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới 2020 đăng trên website Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) hôm nay. Chỉ số giá tiêu dùng (
CPI) năm nay dự báo là 3,2%, thấp hơn mục tiêu 4% do Chính phủ đặt ra.
Hải Triệu