Sau khi 4 lò cao của Hòa Phát đi vào hoạt động năm 2020, Hòa Phát (HoSE:
HPG) dự kiến sản xuất 8 triệu tấn thép mỗi năm, vượt Formosa (6 triệu tấn), trở thành công ty thép lớn nhất Việt Nam. Đây là thông tin được Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long chia sẻ tại buổi gặp chuyên viên phân tích chiều 15/5.
Về kế hoạch 2020, người đứng đầu Hòa Phát cho biết HĐQT sẽ tiến hành họp và chốt số liệu trước khi họp cổ đông. Dự tính, ban điều hành sẽ trình cổ đông doanh thu dao động 85.000 - 90.000 tỷ đồng và lợi nhuận 9.000 - 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, tổng doanh thu mảng thép khoảng 70.000 tỷ đồng, sản lượng thép xây dựng dự kiến 3,6 triệu tấn, 800.000 tấn phôi và khoảng 500.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC). Kế hoạch doanh thu nông nghiệp khoảng 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận 1.200 tỷ đồng. Công ty dự kiến tiêu thụ 150.000 bò Úc, khoảng 200.000 lợn và trứng gà 700.000 quả.
Về kế hoạch lợi nhuận năm nay linh động 9.000 - 10.000 tỷ đồng do còn phụ thuộc nhiều yếu tố như đại dịch Covid-19 và tiến độ đưa vào vận hành thương mại dây chuyền thép cán nóng. Do Covid-19 khiến các chuyên gia Italia chưa thể sang vận hành thử, nên ông Long cho biết dự kiến dây truyền đi vào vận hành thương mại từ tháng 9 và đóng góp lợi nhuận từ HRC khoảng 500 tỷ đồng.
Ông Long nhận định tiêu thụ thép xây dựng năm nay tăng trưởng dương dù có đại dịch. Ngành thép sẽ ít bị ảnh hưởng do các nước tập trung đầu tư công nhiều, tức làm đường sá, cầu cống nhiều.
Do Hòa Phát không sử dụng hết phôi thép nên bắt đầu bán sang Trung Quốc. "Đây là cường quốc sản xuất thép mà mình còn vào được thì đủ thấy sức cạnh tranh của Hoà Phát như thế nào”, ông Long nói.
Xuất khẩu phôi có lãi, dù biên lợi nhuận (margin) không cao như thép thành phẩm. Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các thị trường để xuất khẩu trên tiêu chí "không bỏ hết trứng vào một giỏ". Ngoài Trung Quốc, công ty xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khác. “Hiện tại, giá thép thành phẩm cao, giá phôi đang thấp. Vì thế, càng sản xuất thép càng có lợi so với làm phôi và bán phôi đi”, ông Long giải thích.
Cảng Hòa Phát Dung Quất hiện thực hiện 85%, tháng 6 này sẽ đón tàu 200.000 tấn đầu tiên. Việc các tàu lớn vào được cảng Hòa Phát Dung Quất giúp công ty có thể mua quặng qua các tàu lớn từ Nam Phi và nhiều nước khác, giúp chi phí quặng có thể giảm xuống.
Với sản lượng thép của Hòa Phát hiện nay, sản lượng quặng thép sử dụng từ mỏ của công ty là Quý Xa rất nhỏ. Công ty sẽ chủ yếu sử dụng quặng nhập khẩu là chính do đó tác động chi phí từ Quý Xa không lớn đến kết quả kinh doanh.
Năm nay, Hòa Phát dự kiến trình phương án chia cổ tức năm 2019 ít nhất 20% bằng cổ phiếu và 5% tiền mặt. Theo kế hoạch từ sau năm 2020, công ty sẽ giảm đầu tư và quay về chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt cao hơn cho cổ đông.
Chi phí đầu tư quý I của Hòa Phát khoảng 3.000 tỷ đồng, cả năm ước tính khoảng 10.000 tỷ, ở tất cả mảng hàng, trong đó có 60% tại Dung Quất.
Quý I, công ty đạt doanh thu kỷ lục 19.000 tỷ đồng và lợi nhuận cao nhất 5 quý với hơn 2.280 tỷ đồng. Theo ông Long, động lực cho kết quả của quý I đến từ chính sách trải rộng của tập đoàn. “Chúng tôi không phụ thuộc vào một vài khách hàng. Quý I tăng trưởng doanh thu nhiều tại bộ phận dân dụng và đây là mặt mạnh của công ty”.
Với riêng mảng nông nghiệp, lãi từ lợn chiếm 60%, bò đóng góp 30% còn lại đến từ mảng khác.
Đề cập đến mảng bất động sản, Chủ tịch Hòa Phát cho biết mảng này chiếm 1% doanh thu và 3% lợi nhuận trong quý I. Trong tương lai, đóng góp từ mảng này sẽ còn nhỏ hơn, công ty không quá chú trọng vào lĩnh vực này.
Về tình hình tài chính, tài sản cố định của công ty tăng 15.000 tỷ đồng bao gồm 13.000 tỷ đồng từ Dung Quất và 2.000 tỷ đồng từ nhà tôn, gần như tài sản của 2 lò cao và nhà máy cán đã được ghi nhận.
Công ty vay dài hạn 20.000 tỷ đồng và ngắn hạn 21.000 tỷ đồng. Trong đó, 5.000 tỷ đồng công ty mẹ vay nước ngoài. Ước tính,