• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 10:11:11 SA - Mở cửa
Điều chỉnh mục tiêu kinh tế - xã hội 2020 để linh hoạt điều hành
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 26/05/2020 8:53:06 SA
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), các hãng hàng không có thể phải "đốt" 61 tỷ USD dự trữ tiền mặt của họ trong quý II/2020. Ngành hàng không sẽ phải chịu những tác động nghiêm trọng do doanh thu năm 2020 dự kiến sẽ giảm 68%, con số này thấp hơn mức giảm 71% dự kiến do nhu cầu vận chuyển hàng hóa vẫn được duy trì.
 
 Hồi phục cùng thị trường
 
Kể từ đầu tháng 4 tới nay, thị trường chứng khoán Việt đã có đà hồi phục tích cực khi chỉ số Vn-Index chinh phục thành công mức 850 điểm nhờ dòng tiền dồi dào và liên tục. Điều này cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về tình hình kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam.
 
Sắc xanh lan tỏa tốt giữa các nhóm cổ phiếu cũng cho thấy cơ hội mở ra cho nhà đầu tư là khá đa dạng và tại nhiều cổ phiếu khác nhau. Nhận định của BVSC cho biết, diễn biến thị trường trong thời gian tới vẫn sẽ biến động trong biên độ hẹp nhưng về tổng thể các chỉ số vẫn duy trì được đà tăng ngắn hạn với đích đến 860-880 điểm.
 
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, nhóm cổ phiếu ngành hàng không sau quý I lao đao cũng đã hồi phục mạnh kể từ đầu tháng 4 đến nay. Theo đó, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng hơn 50,5% từ mức giá 17.800 đồng/cp lên 26.800 đồng/cp chỉ sau gần 2 tháng.
 
Tương tự, cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng tăng gần 16,4% từ 97.200 đồng/cp lên 113.100 đồng/cp; cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP tăng 40% từ 42.500 đồng/cp lên 59.500 đồng/cp. Một đại diện của sàn HNX là MAS của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng cũng tăng gần 43%.
 
Ngoài ra, các cổ phiếu hàng không khác như SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC), NCT của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài...cũng đạt được mức tăng đáng kể trong gần 2 tháng qua.
 
Mức hồi phục mạnh này diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 không mấy khả quan. Trong đó, Vietnam Airlines báo lỗ ròng gần 2.600 tỷ đồng, Vietjet Air lỗ 989 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ACV chỉ đạt 1.550 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.
 
Vietjet Air cho biết, quý I/2020 là giai đoạn chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch Covid-19 nên hãng chỉ khai thác được 29.401 chuyến bay và chuyên chở gần 4,5 triệu lượt khách, giảm tới 22% so với cùng kỳ năm trước. Gần đây,  Government of Singapore (GIC) thông báo bán ra 70.090 cổ phiếu VJC, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,99% và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Vietjet.
 
Thiếu chắc chắn
 
Bên cạnh sự hồi phục của thị trường chung, đà tăng của nhóm cố phiếu hàng không còn được lý giải bởi sự hỗ trợ từ Chính phủ được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp hồi phục.
 
Trước đó, các hãng hàng không đã đề xuất Chính phủ xem xét thông qua gói hỗ trợ bao gồm không giới hạn việc miễn giảm các loại thuế, phí dịch vụ hàng không, miễn giảm thuế môi trường cho nhiên liệu bay, gói hỗ trợ tài chính, gia hạn nợ vay… nhằm củng cố nguồn lực cho ngành hàng không nói chung, hãng hàng không nói riêng trong giai đoạn này.
 
Đặc biệt, trong tháng 5 Việt nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh trong nước, những kế hoạch bay nội địa của các hãng hàng không đã bắt đầu trở lại.
 
Tuy nhiên, việc “đổ lỗi” cho Covid-19 dẫn đến sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh quý I/2020 có vẻ chưa sát với thực tế bởi trong giai đoạn này sự ảnh hưởng của dịch bệnh các hãng hàng không vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên Đan, trong khi quy định giãn cách xã hội mới chỉ bắt đầu từ tháng 4.
 
Theo đó BVSC nhận định, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nhóm doanh nghiệp này sẽ nghiêm trọng hơn trong quý II/202, các chuyến bay sẽ từng bước được mở trở lại nhưng nhu cầu khó có thể hồi phục được về mức trước sụt giảm.
 
Dựa trên số liệu của Tổng cục Du lịch Việt nam, với giả định khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không duy trì tỷ lệ 80%, BVSC cho rằng các chuyến bay quốc tế có thể từng bước được nối lại trong quý III, với du lịch công vụ có thể phục hồi trước do nhu cầu trên toàn thế giới khẩn trương khôi phục các hoạt động giao dịch, trao đổi thương mại, sản xuất.
 
Cũng kỳ vọng sự phục hồi sẽ bắt đầu trong quý III/2020 nhưng CTCK Bản Việt (VCSC) lại cho rằng vẫn còn nhiều bất ổn. Theo VCSC, Việt Nam là một trong những số ít quốc gia thành công nhất trên toàn cầu trong việc kiểm soát dịch Covid-19 và đã bắt đầu nới lỏng hạn chế đối với ngành hàng không trong nước.
 
Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn là một vấn đề tại các quốc gia khác, do đó việc mở lại các chuyến bay quốc tế và doanh thu của các hãng hàng không từ các chuyến bay này vẫn còn chưa chắc chắn.
 
Do đó, các cổ phiếu hàng không sẽ chịu biến động lớn hơn từ các bất ổn trong quá trình phục hồi các chuyến bay. “Dù chúng tôi cho rằng giai đoạn khó khăn nhất cho các hãng hàng không đã trôi qua nhưng vẫn có thể sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các biến động nếu các diễn biến bất ngờ xảy ra”, báo cáo VCSC nêu rõ.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức