• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:03:36 CH - Mở cửa
GTN: Bà Mai Kiều Liên: Đẩy biên lợi nhuận GTNfoods bằng với Vinamilk trong 3 - 5 năm
Nguồn tin: Người đồng hành | 08/05/2020 8:13:23 SA
Tại buổi họp trực tuyến với giới phân tích chiều ngày 7/5, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk (HoSE: VNM) cho biết sau khi hoàn tất mua 75% vốn tại GTNfoods (HoSE: GTN) thì đơn vị đã cơ cấu xong nhân sự, tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thông qua các vấn đề quan trọng tại thành viên mới này. Về mặt hoạt động sản xuất, GTNfoods gần như đã thoái vốn các mảng kinh doanh không phải cốt lõi của Vinamilk và chỉ còn lại Mộc Châu Milk. Mục tiêu Vinamilk đặt ra là trong vòng 3 đến 5 năm đưa biên lợi nhuận của GTNfoods lên bằng với Vinamilk.
 
Trong nhiều năm nay, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk luôn duy trì ở mức 47% trong khi GTNfoods khoảng 15%. Quý đầu tiên về chung nhà với Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26,3%.

Đơn vị: %
 
Lãnh đạo Vinamilk báo cáo doanh thu thuần hợp nhất quý I đạt 14.153 tỷ đồng, tăng 7,3% cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng doanh thu nội địa đạt 12.092 tỷ đồng, tăng gần 8% nhờ vào hợp nhất kết quả kinh doanh với GTNfoods (633 tỷ đồng). Doanh thu thuần công ty mẹ chỉ tăng 1,2% đạt 10.911 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19, chủ yếu là các trường học trên cả nước đóng cửa từ cuối tháng 1 khiến sụt giảm doanh thu học đường. 
 
Tổng giám đốc Vinamilk cho biết phần doanh thu học đường, hàng năm vào khoảng 1.000 tỷ đồng, sẽ được bù đắp vào quý II khi các trường học mở cửa trở lại. Doanh nghiệp đã tiến hành đấu thầu cung cấp sữa vào các trường học cho thời gian nguyên năm nên không có doanh thu trong quý I thì sẽ được bù đắp vào thời điểm khác.
 
Mặc dù ảnh hưởng của Covid-19 nhưng mảng xuất khẩu trực tiếp lại tăng trưởng doanh thu 7,5% so với cùng kỳ với 1.081 tỷ đồng, dẫn dắt bởi các thị trường xuất khẩu chủ lực tại Trung Đông. Mảng chi nhánh nước ngoài gần như đi ngang với doanh thu 980 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh của công ty con Driftwood tại Mỹ bị ảnh hưởng khi các trường học bang California – nhóm khách hàng chính đã đóng cửa từ giữa tháng 3.
 
Đối với thị trường Trung Quốc, lãnh đạo Vinamilk đánh giá rất tiềm năng do quy mô lớn khoảng 50 tỷ USD và nhu cầu nhập sữa lớn khoảng 20%. Vinamilk đã và đang xuất khẩu những mặt hàng được xem là có lợi thế vào thị trường nay. Song, bà Liên cũng cho rằng không nên quá kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp không bỏ qua bất cứ thị trường tiềm năng nào dù lớn hay nhỏ. Vinamilk sẽ không vì quy mô thị trường lớn mà chỉ xuất khẩu những sản phẩm xét thấy có lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng.
 
Về mặt nguyên vật liệu, cùng với dịch bệnh, giá sữa nguyên liệu không nằm ngoài xu hướng chung cũng giảm giá. Điều này đã giúp Vinamilk cải thiện đáng kể biên lợi nhuận, riêng công ty mẹ đạt 50% nhưng khi hợp nhất GTNfoods bị pha loãng chỉ còn tương đương cùng kỳ (46,8%). Mặt khác, doanh nghiệp có chính sách tồn kho sữa nguyên liệu trong vòng 3 tháng, nên dù dịch bệnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường.
 
Hiện nay, giá thành sữa của Vinamilk tại các trang trại chỉ còn cao hơn giá sữa thế giới 10% nhưng giá thu mua từ nông dân thì vẫn cao hơn 30%. Bà Liên chia sẻ một số trang trại hết khấu hao của Vinamilk đã đạt được mức giá bằng với thế giới. Tương lai, đơn vị sẽ cố gắng kéo giá thành về ngang giá thế giới và phát triển đàn bò gấp đôi trong vòng 3 đến 5 năm để giảm lượng sữa nguyên liệu nhập khẩu, mục tiêu đề ra là mỗi năm thay thế được 5-7%. 
 
Riêng với tháng 4, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết doanh số nội địa tăng 4,5% và xuất khẩu tăng 21%. Công ty tính toán với 3 kịch bản tốt, trung tính và xấu thì doanh thu tăng lần lượt 10%, 7% và 5% so năm trước. 
 
Về hoạt động đầu tư, với các dự án chuyển tiếp từ năm 2019, doanh nghiệp vẫn tiến hành bình thường. Những dự án của năm 2020, Vinamilk đang tạm hoãn chờ xem xét diễn biến dịch bệnh và chỉ t