Theo thống kê của Người Đồng Hành, trong tuần từ ngày 8/6 đến 14/6, có hàng chục doanh nghiệp tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Dưới đây là một số doanh nghiệp tiêu biểu:
Nguồn: Châu Anh tổng hợp
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil - UPCoM:
OIL), công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất là 52.200 tỷ đồng, giảm 35% so với mức thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 376 tỷ đồng, tăng 8%.
PV Oil đặt mục tiêu chia cổ tức năm nay tỷ lệ 2% nhưng không chia cổ tức cho năm 2019. Nguyên nhân bởi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sau khi bù đắp khoản lỗ của năm trước chỉ còn là 98 tỷ đồng (tương đương 0,9% vốn điều lệ), trong khi tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2020 đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, HĐQT đề nghị phương án giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chuyển sang năm sau để dự phòng trong tình hình khó khăn nêu trên. Xem thêm.
Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX:
LAS) đưa ra kế hoạch doanh thu năm 2020 là 3.140 tỷ đồng, tăng 10%. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 56 tỷ đồng, tăng 355% so với năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước đó.
Trong năm 2020, công ty sẽ phối hợp và tổ chức tốt việc thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tại doanh nghiệp từ 69,8% xuống còn 51% theo kế hoạch.
Công ty cũng muốn xin ý kiến dừng triển khai và thực hiện quyết toán dự án Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất axit 300.000 tấn/năm kết hợp phát điện. Vinachem đánh giá dự án không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ thay thế dây chuyền cũ là chưa cần thiết và không khả thi, có hiệu quả thấp so với duy trì đầu tư và gia tăng rủi ro bất lợi cho sự cạnh tranh của công ty trên thị trường phân bón.
Thay vào đó,
LAS sẽ tập trung đầu tư cho dự án cải tạo lò đốt lưu huỳnh; tháp hấp thụ cuối của xí nghiệp axit; cải tạo nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và các dự án quan trắc khí thải các dây chuyền sản xuất theo quy định của Luật Môi trường. Xem thêm.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020, HĐQT Công ty Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods, UPCoM:
KDF) sẽ trình phương án sáp nhập vào Tập đoàn Kido (HoSE:
KDC). Theo phương án sáp nhập, Tập đoàn mẹ Kido sẽ phát hành thêm 23 triệu cổ phần để hoán đổi hơn 17,76 triệu cổ phần phổ thông của Kido Foods, tỷ lệ hoán đổi 1:1,3.
Sau đó, Kido Foods chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty TNHH
MTV do công ty mẹ sở hữu 100% vốn. Công ty dự kiến lộ trình phương án sáp nhập sẽ kết thúc vào tháng 10, cổ phiếu
KDC phát hành thêm chính thức được niêm yết.
Năm 2020, HĐQT Kido Foods trình cổ đông mục tiêu doanh thu thuần 1.366 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện năm trước; lợi nhuận trước thuế 195 tỷ đồng, tăng 5,4%. Chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 14% bằng tiền mặt, ứng giá trị 78,4 tỷ đồng. Đơn vị đã tạm ứng toàn bộ vào tháng 8/2019.
Căn cứ kế hoạch và phương án sáp nhập Kido Foods vào Kido, HĐQT trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức đặc biệt năm 2020 là 30% mệnh giá cổ phần, tương đương 3.000 đồng/cp. Xem thêm.
Tương tự Kido Foods, HĐQT Công ty Dầu Thực vật Tường An (HoSE:
TAC) sẽ trình phương án sáp nhập vào Tập đoàn Kido. Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và dự báo tình hình thị trường trong năm 2020, ban lãnh đạo công ty dự kiến kế hoạch doanh thu 4.558 tỷ đồng, lãi trước thuế 193 tỷ; lần lượt tăng 11% và 13,2% so thực hiện năm trước. Cổ tức 20%. Xem thêm.
HĐQT Công ty Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (HNX:
HHP) thông qua kế hoạch tài chính với doanh thu hợp nhất 464 tỷ đồng, tăng 26% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 20,7 tỷ đồng, tăng 43% so với thực hiện năm trước.
Về kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất giấy kraft sóng công suất 15.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư cải tạo, sữa chữa lớn không vượt quá 5 tỷ đồng
Công ty dự kiến thực hiện dự án di dời và mở rộng nhà máy giấy Hoàng Hà đến cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng với diện tích khoảng 5,2-6,5 ha. Tổng mức đầu tư không quá 600 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 không quá 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành khoảng thời gian 18-24 tháng kể từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư và bàn giao đất thực hiện dự án.
Công suất dự kiến 100.000 tấn sản phẩm/năm
Tại Công ty con, tổng mức đầu tư khoảng 46 tỷ đồng, bao gồm hợp tác kinh doanh với công ty Anh Đức để đầu tư và khai thác dây chuyền sản xuất giấy Kraft công suất 7.000 tấn/năm (khoảng 29 tỷ đồng), đầu tư cải tạo dây chuyền sản xuất số 1 (không vượt quá 13 tỷ đồng) và bổ sung hệ thống QCS cho 2 dây chuyền ở Nhà máy Hà Nam (khoảng 4 tỷ đồng).
Trong tài liệu họp cổ đông, Ban lãnh đạo Công ty Vận tải Hải An (HoSE:
HAH) cũng nhận định năm nay, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đầu tiên là tình trạng cạnh tranh gay gắt ở sông Cấm. Lạch Huyện đã lắp đặt xong 6 cần cẩu để đưa cả 2 bến vào hoạt động (năm 2018 chỉ khai thác một bến). Như vậy tổng công suất thiết kế của các cảng container ở khu vực Hải Phòng sẽ lên tới 8,5 triệu TEU/năm, trong khi dự kiến lượng hàng chỉ đạt tối đa là 5,5 triệu TEU, thừa công suất tới gần 40%.
Bên cạnh đó, cảng MIPEC được đưa vào khai thác trong quý I, khiến nguồn cung cảng biển tiếp tục tăng. Trước đó, 2 bến cảng container mới là Nam Đình Vũ và HICT (Lạch Huyện) đưa vào khai thác từ giữa năm 2018 và hoạt động ổn định trong năm 2019 đã dẫn tới nguồn cung cảng biển tăng khoảng 30%.
Tình trạng cạnh tranh trở nên sâu sắc hơn khi các hãng tàu lớn có xu hướng chuyển dịch sang phía hạ nguồn sông Cấm – khu vực cạnh tranh với Hải An ở phía thượng nguồn.
Bên cạnh đó, chi phí còn gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định IMO. Từ ngày 1/1, quy định của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) bắt buộc tàu biển phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,5% (LSFO). Vì vậy, hoạt động kinh doanh vận tải biển sẽ gặp khó khăn do phải sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn với đơn giá rất cao (dự kiến giá bình quân là 550
USD/tấn) tăng khoảng 30%.
Ngoài ra, các hãng tàu có thể lựa chọn lắp đặt bộ lọc khí thải với giá dao động từ 2,5 đến 4 triệu
USD cho một tàu. Tuy nhiên, mức giá này còn cao hơn giá trị còn lại của tàu trên 12 tuổi có trọng tải 2.500 TEU nên biện pháp này chỉ áp dụng được cho các tàu lớn. Trong khi đó, tàu của Hải An chủ yếu là những tàu cỡ dưới 1.800 TEU. Doanh nghiệp nhận định, do ảnh hưởng từ quy định IMO và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, giá thuê tàu không có khả năng tăng giá trong 6 tháng đầu năm, riêng đối với những tàu dưới 2.000 TEU, giá thuê sẽ liên tục giảm.
Căn cứ tình hình thị trường,Công ty xây dựng kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu là 1.219 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế là 85 tỷ đồng, giảm 36%.
Nhằm thực hiện kế hoạch nêu trên, công ty tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các hãng tàu ngoại đang sử dụng cảng nhằm giúp họ duy trì và phát triển tuyến, đặc biệt là hãng tàu SM Line và đẩy mạnh triển khai công tác thị trường (cho cả bốc xếp và vận tải), chủ yếu là thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hải An vẫn chú trọng phát triển thị trường khu vực Cái Mép, nhất là hàng chuyển tải của các hãng tàu có tàu mẹ cập cảng.
Về đầu tư, công ty dự kiến mua 1 tàu container, nâng cấp cầu cảng Hải An để có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 25.800DWT. Ngoài ra, Hải An cũng hoàn thiện các thủ tục cho khu đất của dự án depot tại khu vực Cái Mép, thủ tục nhận chuyển nhượng tòa nhà Hải An tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng và thủ tục đầu tư 1 bến phao tại khu vực Cái Mép.
Trong tháng 7 và tháng 8 tới, tàu Haian Link và Haian Mind dự kiến lên đà (kiểm tra) định kỳ tại Trung Quốc. Công ty cũng sẽ chuẩn bị và bố trí kế hoạch cho hoạt động này.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE:
POW) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào ngày 12/6 sắp tới. Trong đó, HĐQT cũng nhận định rằng nguồn khí ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến việc đảm bảo đủ khí và độ khả dụng của các nhà máy điện khí.
Tổng công ty Điện lực đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày một lớn. Bên cạnh đó, PV Power cũng đang có nhiều dự án đầu tư mới với nhu cầu vốn lớn, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn để đảm bảo tiến độ.
Trong bối cảnh đó, HĐQT trình ĐHĐCĐ kế hoạch tổng sản lượng điện năm 2020 là 21.600 triệu kWh. Doanh thu dự kiến 35.449 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với mức thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 2.044 tỷ đồng. Cổ tức năm 2019 dự kiến tỷ lệ 3%. Xem thêm.
Trong báo cáo về phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Ban điều hành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HosE:
GVR) công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông cho biết, đến cuối năm 2019, Tập đoàn dự kiến thoái vốn tại các đơn vị ngoài ngành và thu về 2.342 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách là 1.391 tỷ đồng), ghi nhận lãi 952 tỷ đồng. Tính tới nay, công ty còn phải thoái 2.061 tỷ đồng. Trong đó, giá trị đầu tư của 5 công ty thủy điện chiếm hơn 50%.
Tại đại hội, HĐQT dự kiến trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần là 24.647 tỷ đồng, tăng 8% so với mức thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.029 tỷ đồng, tăng 5%. Từ đó, công ty dự chi cổ tức năm 2020 và 2019 tỷ lệ 6%/năm. Xem thêm.
Công ty Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE:
FMC) – một thành viên của The
PAN Group muốn chia cổ tức cho năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 25%/mệnh giá, tương đương số tiền 123 tỷ đồng.
Về kế hoạch cho năm 2020, công ty dự kiến sản lượng tôm tiêu thụ tăng 6,7% lên mức 16.000 tấn và nông sản đi ngang 1.800 tấn. Doanh số chung tăng 10% đạt 176 triệu
USD và lợi nhuận trước thuế 240-250 tỷ đồng, tăng 5%. Xem thêm.
Theo tài liệu họp cổ đông thường niên 2020, HDBank (HoSE:
HDB) sẽ trình kế hoạch tổng tài sản tăng 33% lên 305.372 tỷ đồng. Trong đó, tổng huy động tăng 35%, đạt 275.246 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 16% ở mức 177.970 tỷ đồng theo chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao. Với nợ xấu, ngân hàng đặt mục tiêu kiểm soát dưới 2%.
Lợi nhuận trước thuế 2020 được đặt mục tiêu đạt 5.661 tỷ đồng, tăng 13%.
Phương án phát hành tối đa 1 tỷ
USD trái phiếu theo một hoặc nhiều lần và ủy quyền cho HĐQT quyết định giá trị phát hành của từng đợt cũng được trình. Kỳ hạn trái phiếu dự kiến tối thiểu 3 năm và tối đa 10 năm từ ngày phát hành. Lãi suất trái phiếu của từng đợt phát hành là lãi suất cố định hoặc mức lãi suất khác, phương thức thanh toán gốc và lãi của trái phiếu thực hiện theo quyết định của HĐQT.
Bên cạnh đó, cổ đông sẽ xem xét tờ trình phát hành tối đa 500 triệu
USD hoặc 10.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (có thể chuyển thành cổ phiếu phổ thông, trái phiếu không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền).
HĐQT Công ty Điện Gia Lai (HoSE:
GEG) thống nhất trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất dự kiến gần 1.531 tỷ đồng, tăng 51% so với kế hoạch năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là hợp nhất là 320 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch năm 2019 và sẽ phấn đấu lên khoảng 350 tỷ đồng.
Năm 2020,
GEG cũng lên kế hoạch bán tòa nhà tại 189 Phạm Văn Đồng, Thừa Thiên Huế với giá không thấp hơn 20 tỷ đồng, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Nhà máy thủy điện Thượng Lộ giá không thấp hơn 100 tỷ đồng, thống nhất bán cụm 4 nhà máy tại Chư Prông với giá tối thiểu 165 tỷ đồng, bán cổ phần Thủy điện Kênh Bắc Ayun Hạ (GBC).
Ngoài ra, HĐQT còn dự kiến đệ trình lên ĐHĐCĐ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2020. Ở phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, tỷ lệ phát hành là 8%, tương đương 16,31 triệu cổ phiếu.
Với phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1, nghĩa là 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, 4 quyền được mua 1 cổ phiếu mới.
GEG muốn chào bán thêm gần 51 triệu cổ phiếu với giá chào bán dự kiến bằng mệnh giá. Thời gian dự kiến trong năm 2020 và quý 1/2021.
Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến là gần 510 tỷ đồng sẽ được sử dụng cho việc đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào các SPVs triển khai các dự án năng lượng tái tạo của công ty, đầu tư mua các dự án/nhà máy điện (nếu có) và/hoặc bổ sung cho vốn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về kế hoạch chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược,
GEG dự kiến chào bán tối đa 27,12 triệu cổ phiếu, tương đương với 10% tổng số cổ phần đang lưu hành đã bao gồm cổ phiếu mới phát hành.
Tính chung 3 phương án,
GEG muốn phát hành tổng cộng 94,4 triệu cổ phiếu. Nếu thành công,
GEG sẽ tăng vốn điều lệ từ 2.039 tỷ đồng lên 2.983 tỷ đồng.