• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
18 Tháng Mười 2024 7:23:08 CH - Mở cửa
HVN: Đầu tư vào Vietnam Airlines không chắc chắn bảo toàn được vốn
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/07/2020 9:50:59 SA
Chia sẻ tại tọa đàm "Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid-19. Trường hợp của Vietnam Airlines" ngày 13/7, ông Đinh Việt Tùng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chia sẻ những khó khăn của SCIC khi đầu tư vào Vietnam Airlines (HoSE: HVN).
 
Theo ông Tùng, khi dịch Covid-19 bùng phát, SCIC cũng nhận định đây là thời điểm có thể đầu tư vào Vietnam Airlines. Tuy nhiên, sau nhiều buổi làm việc, Tổng công ty nhận thấy một số vấn đề chưa tìm được tiếng nói chung. Với vai trò là một nhà đầu tư tài chính, SCIC cần 6-9 tháng để nghiên cứu, định giá các thủ tục, trong khi, khoảng thời gian này không kịp tiến độ Vietnam Airlines mong muốn.
 
Trước đó, nhiều lần các lãnh đạo hãng hàng không quốc gia mong muốn sớm được giải cứu bởi lẽ có thể cạn tiện vào tháng 8.
 
Với phương án phát hành tăng vốn, hãng ghi nhận lỗ trong quý I nên theo luật Chứng khoán, việc phát hành cho cổ đông hiện hữu cần phải trình Quốc hội.
 
Sau khi được Chính phủ chỉ định, SCIC nhận thấy các giải pháp hỗ trợ thanh khoản chỉ mang tính ngắn hạn. Hãng hàng không quốc gia cần có những phương án tổng thể, khi đầu tư thêm tiền phải duy trì được sao cho "giờ này năm sau không phải giải cứu nữa", ông Tùng nói.
 
Đại diện SCIC cho rằng Vietnam Airlines cũng có nhiều phương án tái cấu trúc từ nội tại như cắt giảm chi phí, giãn nợ, giảm lãi suất. Tuy nhiên, Vietnam Airlines chưa đưa ra được bức tranh tổng thể lâu dài, thậm chí là đến năm 2021. Vì vậy, hãng cũng cần tính toán tổng chi phí cho các phương án, từ đó, lên nhiều kịch bản để đưa ra thảo luận.
 
Ông Tùng cũng nhấn mạnh, SCIC có chức năng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ và Thủ tướng. Tuy nhiên, tại khoản 6, điều 5, Luật 69, nguyên tắc là cơ quan chủ sở hữu và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện đầu tư đảm bảo nguyên tắc phát triển vốn. Theo nguyên tắc này thì SCIC không thể dự báo thời điểm Vietnam Airlines hồi phục và không chắc chắn có thể giải được bài toán bảo toàn vốn.
 
Trong trường hợp SCIC đầu tư, Luật có quy định về chỉ định đầu tư nhưng chưa có hướng dẫn quy định cụ thể, phải có cơ chế đặc thù miễn trừ. Một vấn đề nữa là theo Luật 69, kinh doanh vận tải hàng không - lĩnh vực hoạt động của Vietnam Airlines không thuộc ngành nghề Nhà nước phải đầu tư vốn. Vì vậy, Vietnam Airlines phải xây dựng phương án tổng thể, để công khai, minh bạch, rõ ràng.
 
Khoảng giữa tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC cho biết SCIC chủ động đề xuất được đầu tư vào Vietnam Airlines sau khi nhận định tình hình của hãng hàng không này đang khó khăn về tài chính, thiếu hụt dòng tiền.  
 
Kết thúc tọa đàm, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng, Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng tổng kết dự thảo tờ trình trình Thủ tướng. Với Ngân hàng Nhà nước, Tổ tán thành và ủng hộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho vay bắc cầu với Vietnam Airlines thông qua các tổ chức tín dụng, cho phép các tổ chức này cấp tín dụng vượt hạn mức với hãng.
 
Thứ hai, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn vừa là vấn đề cấp bách vừa là vấn đề trung hạn giúp Vietnam Airlines tái cơ cấu, đón đầu kinh tế, tiến tới phục hồi. Nếu Vietnam Airlines lỗ trung bình 1.600 tỷ/tháng thì hết năm nay âm vốn chủ sở hữu.
 
Tổ cũng kiến nghị Thủ tướng để Thủ tướng có quyết định về vấn đề khấu hao cơ bản, trả lãi, các định mức khác của ngân hàng... gọi chung là chi phí cố định.
 
Ông Kiên nêu lên kinh nghiệm quốc tế: “Từ tháng 2 đến nay, chính phủ các nước đã phản ứng rất nhanh và có các biện pháp mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiềm lực tài chính của các quốc gia này mạnh hơn nên chúng ta cũng phải ‘liệu cơm gắp mắm’”.
 
Từ Chỉ thị 11 của Thủ tướng đến Nghị quyết 42 của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước đã hỗ trợ chung cho ngành hàng không Việt Nam như giảm phí bãi đỗ, phí hạ cất cánh, đề nghị Uỷ ban thường vụ quốc hội giảm thuế xăng dầu... Những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ cũng đã triển khai. Ông Kiên cho rằng các giải pháp được thực hiện nhanh tuy nhiên độ quyết liệt còn hạn chế. 
 
"Phần lớn các khó khăn của Vietnam Airlines chủ yếu rơi vào Nghị định 91 và Nghị định 32 hướng dẫn thực hiện của Luật 69, các cơ quan Chính phủ đang nghiên cứu để sửa đổi. Chúng ta không ngại thống kê hết khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi để dùng một Nghị định sửa nhiều Nghị định để giải quyết nhanh nhất các vấn đề của Vietnam Airlines", ông Kiên nói.