• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 12:51:18 CH - Mở cửa
TPB: Thành công nhờ biến thử thách thành cơ hội
Nguồn tin: Người đồng hành | 06/07/2020 3:13:12 CH
TPBank vừa công bố kết quả kinh doanh cơ bản 6 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp và sâu rộng đối với nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại (NHTM). Đó cũng là môi trường để kiểm định chiến lược và mô hình mà TPBank dày công xây dựng nhiều năm qua. Khẳng định sức đề kháng tốt trước đại dịch, ngân hàng tiếp tục gặt hái “quả ngọt” với những kết quả tích cực trong nửa đầu năm nay. 
 
Biến thử thách thành cơ hội
 
Điểm được chú ý đầu tiên trong kỳ báo cáo này thể hiện ở tốc độ mở rộng quy mô tổng tài sản của TPBank. Đến cuối quý II, ngân hàng này đã đạt 181.000 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2019, vượt kế hoạch đặt ra trong năm.
 
Trước tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp và NHTM có phản ứng phòng thủ, hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu chậm lại và thậm chí âm… Nhưng, với những định chế đã chuẩn bị thế và lực từ trước, cùng chiến lược và mô hình hợp lý, bối cảnh này lại chính là cơ hội để gia tăng thị phần.
 
Từ năm 2019, TPBank là số ít NHTM sở hữu những dư địa lớn, tiềm năng cho đẩy mạnh hoạt động năm 2020. Điển hình, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn chỉ 24,03%, thấp hơn nhiều so với mức quy định của NHNN, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) là 65,66%, cũng thấp hơn nhiều so với giới hạn quy định 80%.
 
Năm trước, TPBank đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ nợ xấu từng bán sang VAMC; chuẩn mực Basel II cũng đã sớm áp dụng. Quan trọng hơn, từ chục năm qua, đây là NHTM định vị chiến lược phát triển “Ngân hàng Số hàng đầu” Việt Nam. Bối cảnh tác động từ Covid-19 lại chính là môi trường để ngân hàng số phát huy lợi thế và hiệu quả.
 
6 tháng đầu năm 2020, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.034 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ 2019. Tổng tài sản, huy động vốn của ngân hàng cũng tăng mạnh, tới hơn 25% so với cùng kỳ, cho thấy niềm tin của người gửi tiền tiếp tục được củng cố, cũng như cho thấy lợi thế mạng lưới gửi tiền qua LiveBank càng phát huy trong điều kiện giãn cách xã hội và phòng chống Covid-19 vừa qua…
 
TPBank tiếp tục gặt hái kết quả vượt trội sau khi đã dồn sức hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong triển khai quyết liệt các giải pháp chung tay vượt khó do đại dịch kéo dài.
 
Ngân hàng đã sớm triển khai các chương trình giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với quy mô dư nợ lên tới 13.500 tỷ đồng; đã và đang miễn phí toàn bộ các loại phí giao dịch trong nước cho tất cả khách hàng với giá trị lên tới 100 tỷ đồng. 
 
Khẳng định hiệu quả mô hình và chiến lược khác biệt
 
Theo lý giải của lãnh đạo TPBank, kết quả kinh doanh nửa đầu 2020 tiếp tục khả quan là từ chiến lược đã định, cùng quá trình tích lũy đầu tư chục năm qua.
 
Là thành viên trẻ, ngân hàng sớm định vị một chiến lược khác biệt: tập trung đầu tư và phát triển mạnh về công nghệ, để rồi nhanh chóng khẳng định vị thế ngân hàng số hàng đầu trên thị trường.
 
Chiến lược trên một mặt rút ngắn khoảng cách cạnh tranh và phát triển so với nhiều NHTM đã có bề dày 20 đến hơn 50 năm. Quan trọng hơn, ngân hàng số giúp giảm thiểu hai điểm trọng yếu trong hoạt động truyền thống: mạng lưới và nhân sự.
 
Cụ thể, với quy mô tổng tài sản lên tới hơn 181.000 tỷ đồng, nhưng TPBank chỉ có hơn 5.300 cán bộ nhân viên tính đến cuối quý II. Quy mô nhân sự này chỉ bằng khoảng 60-70% so với các NHTM có tổng tài sản tương đồng.
 
Tương tự, ngân hàng số, điển hình như thế mạnh riêng có của mạng lưới LiveBank đã giúp TPBank “lấp đầy” cạnh tranh với những thành viên có quy mô chi nhánh, phòng giao dịch vượt trội hơn.
 
Mới đây, TPBank trình làng công nghệ nhận diện khuôn mặt, khách hàng chỉ mất 3s để chụp ảnh và xác nhận vân tay là có thể thực hiện giao dịch mà không cần dùng thẻ, chứng minh thư hay nhớ mật khẩu.
Mới đây, TPBank trình làng công nghệ nhận diện khuôn mặt, khách hàng chỉ mất 3s để chụp ảnh và xác nhận vân tay là có thể thực hiện giao dịch mà không cần dùng thẻ, chứng minh thư hay nhớ mật khẩu. Ảnh: TPBank. 
 
Mới đây, TPBank trình làng công nghệ nhận diện khuôn mặt, khách hàng chỉ mất 3 giây để chụp ảnh và xác nhận vân tay là có thể thực hiện giao dịch mà không cần dùng thẻ, chứng minh thư hay nhớ mật khẩu
 
Tựu trung, 2 chi phí lớn nhất trong hoạt động NHTM là mạng lưới và nhân sự được TPBank giảm thiểu bằng công nghệ. Điều này giải thích vì sao đây là thành viên sở hữu tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) luôn ở nhóm thấp nhất trong hệ thống. CIR thấp qua giảm thiểu chi phí vận hành bằng công nghệ càng góp phần tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận.
 
Công nghệ và ngân hàng số cũng chính là yếu tố góp phần tạo khác biệt trong cơ cấu lợi nhuận TPBank, vẫn đạt mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh chịu tác động của Covid-19.
 
Mô hình ngân hàng truyền thống dựa nhiều vào tín dụng. Đặc điểm này dễ bộc lộ hạn chế, thậm chí dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh xấu đi, như trước tác động bất lợi từ Covid-19.
 
Trong khi đó, như trên, lợi nhuận TPBank vẫn tăng trưởng tốt, nợ xấu kiểm soát ở mức thấp. Chiến lược phát triển ngân hàng số đã giúp giảm thiểu lệ thuộc vào tín dụng và tăng được tỷ trọng thu ngoài lãi. Từ cuối 2019, thu nhập thuần ngoài lãi của TPBank đã chiếm đến 33,5%, là một trong số ít NHTM Việt Nam đạt được tỷ trọng cao như vậy.
 
Năm 2020 vẫn còn nửa chặng đường phía trước. Tác động bất lợi của Covid-19 vẫn khó lường. Song, với kết quả đạt được qua 6 tháng đầu năm, TPBank tiếp tục hướng tới một năm hái “quả ngọt”. Mà quan trọng hơn, những “quả ngọt” đó hình thành từ mô hình, chiến lược phát triển bền vững.
 
Đánh giá mới nhất từ hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng cho thấy, bên cạnh nhiều ngân hàng bị hạ triển vọng tín nhiệm, TPBank vẫn được Moody’s xếp ở hạng mức B1 – mức cao nhất trong nhóm các NHTM cổ phần và được giữ nguyên triển vọng ổn định.