• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
21 Tháng Mười 2024 8:40:11 SA - Mở cửa
VNM: Xây chiến lược dài hạn cho Mộc Châu Milk
Nguồn tin: Người đồng hành | 07/08/2020 10:29:30 SA
Vào cuối năm 2019, Vinamilk (HoSE: VNM) hoàn tất mua 75% vốn GTN foods (HoSE: GTN), đơn vị sở hữu gián tiếp Công ty Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk). Sau khi tiếp quản GTN foods, Vinamilk đã tiến hành tái cấu trúc, thoái vốn ngoài ngành và chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh của Mộc Châu Milk.
 
Tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích trực tuyến chiều ngày 6/8, đại diện Vinamilk chia sẻ đã lên chiến lược phát triển dài hạn cụ thể cho Mộc Châu Milk. 
 
Cụ thể, trong thời điểm hiện nay, Vinamilk tập trung đẩy Mộc Châu Milk ở khía cạnh hoạt động hiệu quả: giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối. Các sản phẩm công ty này đang phát triển chủ yếu là sữa tươi, tiếp theo là sữa chua ăn, sữa chua uống. Trong tương lai, đơn vị sẽ nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm sữa tươi mới, thay đổi bao bì.
 
Về thị trường, Mộc Châu Milk vẫn tập trung ở miền Bắc do dư địa còn rất lớn. Khi đã phát triển mạnh ở miền Bắc, doanh nghiệp sẽ lấn sân tới khu vực miền Trung và Nam với tầm nhìn vài năm tới. 
 
Về phát triển trang trại, đại diện Vinamilk cho biết đã lên kế hoạch xây dựng trang trại mới quy mô 4.000 con cho Mộc Châu Milk, dự kiến mất khoảng 2 năm để hoàn thành. Song song đó, doanh nghiệp nâng cấp trang trại cũ từ 1.500 đến 2.000 con, thời gian hoàn thành nhanh hơn xây trang trại mới.
 
Kỳ vọng của "ông lớn" ngành sữa Việt Nam đối với dự án này là tăng nhận diện thương hiệu Mộc Châu Milk không chỉ ở miền Bắc mà cả miền Trung và Nam, làm tiền đề phát triển thương hiệu Mộc Châu đồng hành cùng thương hiệu Vinamilk. Đại diện Vinamilk đánh giá khi 2 trang trại được xây dựng, nâng cấp theo tiêu chuẩn Global GAP đi vào hoạt động sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Mộc Châu Milk.
 
Hiện nay, doanh nghiệp sữa cao nguyên có 3 trang trại chăn nuôi tập trung cùng 548 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa liên kết, quy mô tổng đàn bò hơn 25.500 con, sản lượng sữa bình quân khoảng 100.000 tấn/năm.
 
Ngoài ra, trong chiến lược 3 đến 5 năm tới, Vinamilk cũng xem xét xây thêm nhà máy mới cho Mộc Châu Milk do nhà máy hiện tại quy mô khá nhỏ và đã chạy 80-90%.
 
Biên lợi nhuận Mộc Châu Milk cải thiện mạnh sau 7 tháng Vinamilk tiếp quản
 
Sau 7 tháng Vinamilk vào tiếp quản, biên lợi nhuận gộp của Mộc Châu Milk đã cải thiện rõ rệt. Báo cáo tài chính bán niên 2020, Mộc Châu Milk ghi nhận biên lợi nhuận gộp ở mức 28,9%, cải thiện mạnh so với mức quanh 18-19% các năm qua. 
 
 
Đơn vị: %
 
Doanh thu tăng nhẹ 7,7% lên 1.366 tỷ đồng nhưng giá vốn giảm 7% xuống 971 tỷ đồng. Đại diện Vinamilk lý giải giá vốn giảm mạnh chủ yếu do kiểm soát tốt chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Trước đây, công ty có quy mô nhỏ nên ký hợp đồng nguyên vật liệu, chi phí bao bì cao. Sau khi tiếp quản, với lợi thế doanh nghiệp lớn, Vinamilk đã đàm phán lại giá cả và chất lượng, nhà cung ứng nào đảm bảo được chất lượng và giá hợp lý thì ký hợp đồng. Nhờ vậy, Mộc Châu Milk tối ưu được chi phí giá vốn mà chất lượng nguyên vật liệu lại tốt hơn. 
 
Tại buổi họp trực tuyến với giới phân tích vào tháng 5, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk từng tiết lộ mục tiêu đặt ra trong vòng 3 đến 5 năm là đưa biên lợi nhuận của GTN foods (Mộc Châu Milk) lên bằng với Vinamilk, tức quanh mức 47%. 
 
Tuy lợi nhuận gộp doanh nghiệp tăng đến 75% lên 395 tỷ đồng nhưng chi phí bán hàng cũng tăng mạnh từ 149 tỷ đồng lên 281 tỷ đồng do thúc đẩy chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Bởi vậy, lãi ròng của công ty đạt 106 tỷ đồng, tăng 41% cùng kỳ năm trước và hoàn hành 67,5% kế hoạch năm.
 
Mới đây, cổ đông Mộc Châu Milk đã thông qua phương án phát hành 43,2 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược và ESOP, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 1.100 tỷ đồng. 
 
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bán 3,34 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cp, nếu cổ đông hiện hữu không mua hết thì chuyển qua bán cho nhà đầu tư chiến lược.
 
Với nhà đầu tư chiến lược, khối lượng phát hành gần 39,2 triệu cổ phiếu, cộng thêm khối lượng không chào bán hết cho cổ đông hiện hữu nếu có.
 
Giá phát hành cho cổ đông chiến lược là 30.000 đồng/cp, cao hơn 50% so với chào bán cho cổ đông hiện hữu. Danh sách nhà đầu tư chiến lược bao gồm Vinamilk và GTNFoods. 
 
Đại diện Vinamilk cho biết vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, tỷ lệ mua giữa 2 nhà đầu tư chiến lược GTN foods và Vinamilk chưa được tiết lộ. 
 
Nguồn vốn huy động sẽ được sử dụng để đầu tư trang trại bò sữa mới với quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái, nâng cấp trang trại bò sữa hiện hữu lên 2.000 con, đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước và xây dựng nhà máy sản xuất mới.
 
Đồng thời, Mộc Châu Milk cũng đang hoàn thiện hồ sơ để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứn khoán TP HCM (HoSE).