• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 9:34:52 CH - Mở cửa
Giá dầu tăng “chèn ép” tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp phân bón năm 2021
Nguồn tin: BizLive | 12/01/2021 4:33:51 CH
Ngành phân bón còn yếu tố hỗ trợ tích cực có thể kỳ vọng trong năm 2021 đến từ đề xuất thay đổi quy định về thuế VAT từ “không chịu thuế” sang “chịu thuế VAT 5%”.

 
Ảnh minh họa.
 
TRIỂN VỌNG 2021 KÉM KHẢ QUAN
 
Đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh tuy nhiên ngành phân bón lại được hưởng lợi nhờ giá khí, nguyên liệu đầu vào giảm. Nhiều doanh nghiệp phân bón ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng vượt kỳ vọng năm 2020 bất chấp doanh thu sụt giảm.
 
Năm 2021, SSI Research đánh giá ngành phân bón sẽ kém khả quan hơn do sự gia tăng cạnh tranh từ nhập khẩu và giá dầu tăng.
 
Theo SSI Research, trong thời kỳ dịch bệnh, khó khăn về thương mại, urê trong nước được ưu tiên sử dụng thay vì các loại phân bón nhập khẩu. Với công suất thiết kế là 2,7 triệu tấn, Việt Nam tự chủ được về urê. Các loại phân bón khác như DAP, NPK, Kali sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu.
 
Năm 2021, SSI Research ước tính sản lượng phân bón có thể tăng khoảng 2% -3%, tương đương mức tăng trước dịch Covid-19 do mức tiêu thụ phân bón cao và tiềm năng tăng trưởng của đất nông nghiệp hạn chế.
 
Theo SSI Research, khi rủi ro liên quan đến dịch bệnh giảm xuống (ít nhất là ở Việt Nam), khó khăn thương mại có khả năng sẽ giảm dần. Do đó, cạnh tranh từ urê nhập khẩu có thể sẽ tăng lên trong năm 2021 do nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến tăng lên và sản lượng tiêu thụ của các công ty sản xuất urê trong nước có thể trở về mức bình thường trước đại dịch.
 
Ước tính giá bán bình quân ước tính sẽ tăng cùng với xu hướng tăng của giá khí, SSI Research cho rằng cạnh tranh trong năm 2021 sẽ gay gắt hơn so với năm 2020 do nhập khẩu dự kiến cũng sẽ tăng. Do đó, giá bán bình quân tăng sẽ không đủ bù đắp được chi phí nguyên liệu khí tăng, khiến tỷ suất lợi nhuận giảm.
 
 
Mặt khác, ngành phân bón vẫn còn yếu tố hỗ trợ tích cực có thể kỳ vọng trong năm 2021 đến từ đề xuất thay đổi quy định về thuế VAT từ “không chịu thuế” sang “chịu thuế VAT 5%”. Nếu điều này được chấp thuận, các công ty sản xuất phân bón sẽ có thể được khấu trừ thuế đầu vào, do đó lợi nhuận cũng tăng lên.
 
“CÀI SỐ LÙI” LỢI NHUẬN 2021
 
Năm 2021, Hai doanh nghiệp đầu ngành phân bón là Đạm Phú Mỹ (mã DPM) và Đạm Cà Mau (mã DCM) đều lên kế hoạch kinh doanh thận trọng với mục tiêu lợi nhuận giảm mạnh so với kết quả ước tính năm 2020.
 
 
Theo đó, Đạm Phú Mỹ đề ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay là 437 tỷ đồng, giảm 48% so với ước thực hiện 2020.
 
Nhờ hưởng lợi giá khí giảm và tận dụng các nhà máy phân bón Trung Quốc giảm sản xuất vì dịch bệnh, năm 2020 Đạm Phú Mỹ đã đẩy mạnh sản lượng phân bón sản xuất đạt 868.000 tấn, vượt 11% kế hoạch năm và sản lượng tiêu thụ ước đạt 807.000 tấn, vượt 3% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 840 tỷ đồng.
 
Tương tự, Đạm Cà Mau cũng đạt ra mục tiêu lãi trước thuế 2021 giảm đến 68% so với ước thực hiện năm trước, xuống mức 210 tỷ đồng.
 
Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp này đặt mục tiêu lợi nhuận thấp bất ngờ. Đầu năm 2020, Đạm Cà Mau đã đưa ra con số mục tiêu lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 52 tỷ đồng, giảm đến 89% so với năm trước do không còn hưởng cơ chế giá khí đảm bảo lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 12% như các năm trước và bắt đầu chịu giá khí thị trường.
 
Dù chỉ tiêu lợi nhuận đã được điều chỉnh tăng vào cuối năm, Đạm Cà Mau vẫn vượt 29% kế hoạch với lợi nhuận trước thuế ước đạt 657 tỷ đồng, tăng 42% so với năm trước. Doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch từ 5-7% các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu thụ phân ure và doanh thu năm 2020.