15h00
Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán ở nhóm VN-30 là rất lớn, các mã như EIB, STB,
HDB, CTG, VPB, MBB, TCB, NVL... đều giảm giá sâu và tác động lớn khiến VN30-Index giảm đến gần 9 điểm. Trong đó, EIB giảm 2,5%, STB giảm 2,4%,
HDB giảm 2,3%, CTG giảm 2,3%...
Tuy nhiên, nhờ lực đỡ của các cổ phiếu như
MSN,
VRE,
PNJ,
BCM,
GVR... nên VN-Index chỉ giảm nhẹ trong phiên hôm nay. Cụ thể, VN-Index giảm 2,26 điểm (-0,19%) xuống 1.191,94 điểm. Toàn sàn có 273 mã tăng, 201 mã giảm và 31 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,03 điểm (2,23%) lên 230,5 điểm. Toàn sàn có 131 mã tăng, 93 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,11%) xuống 78,55 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 965 triệu cổ phiếu, trị giá 20.390 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.230 tỷ đồng.
11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực chốt lời tiếp tục dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu trụ cột giảm sâu từ đó các chỉ số rung lắc mạnh. Trong đó, PVS giảm 1,9%, SAB giảm 1,8%, GAS giảm 1,5%, VPB giảm 1,2%, MBB giảm 1,1%, NVL giảm 1,1%.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,44 điểm (-0,04%) xuống 1.193,76 điểm. Toàn sàn có 239 mã tăng, 212 mã giảm và 45 mã đứng giá. HNX-Index vẫn tăng 6,68 điểm (3,05%) lên 232,35 điểm. Toàn sàn có 98 mã tăng, 94 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,17%) xuống 78,51 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 579 triệu cổ phiếu, trị giá 12.190 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 600 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 164 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h06
Thị trường tiếp tục ghi nhận việc các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch, tuy nhiên, tương tự như các phiên trước đó, áp lực chốt lời tiếp tục diễn ra khiến các chỉ số có những đợt rung lắc.
Hiện tại, các mã như
BCM,
MSN,
PVD,
VRE,
GVR,
TPB,
PNJ... đều đồng loạt tăng giá mạnh góp phần giúp nâng đỡ các chỉ số, trong đó,
BCM tăng 5,4% lên 54.500 đồng/cp,
MSN tăng 5,5% lên 98.100 đồng/cp,
PVD tăng 4,2% lên 23.750 đồng/cp,
VRE tăng 3,4% lên 37.950 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, cá cổ phiếu tăng mạnh ở cuối tuần trước gồm
HCM,
HDB,
MWG, VND... đều đồng loạt giảm giá trở lại và khiến sức nóng trên thị trường chung có phần giảm bớt.
VN-Index tăng 3,04 điểm (0,25%) lên 1.197,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 253 triệu cổ phiếu, trị giá 5.600 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,52 điểm (0,67%) lên 226,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 61 triệu cổ phiếu, trị giá 840 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,05%) xuống 78,61 điểm.
VN-Index có tuần tăng điểm thứ 11 liên tiếp với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó, một điểm tích cực khác của thị trường chứng khoán trong tuần qua là việc khối tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục duy trì được trạng thái mua ròng với 1.022 tỷ đồng, đây cũng là tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp của khối tự doanh với tổng giá trị đạt 2.586 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng đột biến 1.943 tỷ đồng, gấp 8 lần so với giá trị bán ròng của tuần trước đó. Như vậy, dòng vốn ngoại sàn HoSE đã có 5 tuần bán ròng liên tiếp với tổng giá trị 5.600 tỷ đồng.
Chứng khoán BIDV (
BSC) cho rằng VN-Index có thể sẽ tiếp tục có những diễn biến giằng co quanh khu vực đỉnh lịch sử trong tuần sau.
Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index sẽ tiếp tục gặp khó trước vùng kháng cự 1.200-1.220 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 15/1, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều giảm. Dow Jones giảm 177,26 điểm, tương đương 0,57%, xuống 30.814,26 điểm. S&P 500 giảm 27,29 điểm, tương đương 0,72%, xuống 3.768,25 điểm. Nasdaq giảm 114,14 điểm, tương đương 0,87%, xuống 12.998,5 điểm. Chốt tuần, Dow Jones giảm 0,91%, S&P 500 và Nasdaq đều giảm 1,5%.
Kết thúc phiên 15/1, giá dầu Brent giảm 1,32 USD, tương đương 2,3%, xuống 55,1 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,21 USD, tương đương 2,3%, xuống 52,36 USD/thùng, ngày giảm mạnh nhất kể từ 18/12. Chốt tuần trước, giá dầu Brent giảm 1,6%, WTI giảm 0,4%, tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần gần đây.
Đại diện thương mại Mỹ (USTR) ngày 15/1 công bố kết quả điều tra theo Mục 301 về chính sách định giá tiền tệ của Việt Nam, theo đó vẫn cho rằng các hành động, chính sách của Việt Nam (bao gồm can thiệp thị trường ngoại hối quá mức và các động thái khác) là "bất hợp lý và tạo gánh nặng hoặc cản trở thương mại Mỹ". USTR đã tham vấn Bộ Tài chính Mỹ trước khi đưa ra những kết quả cho cuộc điều tra được bắt đầu hồi tháng 10/2020. Tuy nhiên, USTR cũng khẳng định sẽ "chưa có hành động cụ thể nào ở thời điểm này" liên quan đến Mục 301 nhưng sẽ tiếp tục đánh giá các lựa chọn sẵn có.