Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã khiến các ngân hàng thương mại (NHTM) phải liên tục giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Tuy nhiên, một nghịch lý lại xảy ra đó là dù lãi suất tiết kiệm đang giảm sút không phanh thì lãi suất cho
vay tiền vẫn đang ở mức rất cao gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân đang có nhu cầu vay vốn làm ăn.
Theo ghi nhận từ nhiều doanh nghiệp trong nước, mặc dù luôn thanh toán khoản nợ đúng thời hạn thế nhưng trong giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh thì họ lại không nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ ngân hàng. Đó là lý do mà nhiều khách hàng cá nhân đã nhanh chóng chuyển hướng sang mô hình vay tiền online để giải quyết vấn đề cấp bách của mình.
Thống kê từ Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, tính đến quý IV/2020, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng dao động trong khoảng từ 3,0-3,8%/năm, thậm chí có nơi chỉ còn khoảng 2,2-2,5%/năm. Trong khi đó, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh ba lần thế nhưng đến hiện tại cũng chỉ mới giảm 4,5%, rất chậm so với lãi suất tiền gửi.
Theo nhiều chuyên gia tài chính đánh giá, tình trạng này đang thể hiện sự lo lắng của hệ thống tài chính Việt Nam trước hệ luỵ của Covid-19. Nhiều nhà băng lo sợ các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ do hoạt động kinh doanh sản xuất đang bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu như ngân hàng không bị áp lực phải tìm kiếm khách hàng vay tiền thì phần lớn doanh nghiệp lại đang rơi vào tình trạng bế tắc và chờ đợi sự hỗ trợ kịp thời từ các tổ chức tín dụng.
Ở phía ngược lại, bất chấp cả nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh thì các ngân hàng vẫn công bố mức lợi nhuận cực khủng trong năm 2020. Theo các chuyên gia tài chính
Jeff, điều này có được là nhờ vào việc chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi và cho vay cao. Điển hình như Vietinbank đã đạt lợi nhuận trước thuế NH riêng lẻ 16.450 tỷ đồng, tăng vọt 40% so với năm trước. BIDV cũng cho thấy mức lợi nhuận hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó chỉ tính riêng NH mẹ đạt 8.515 tỷ đồng. Một ngân hàng khác trong nhóm Big 4 cũng ghi nhận mức lợi nhuận khủng lên tới 26.000 tỷ đồng là Vietcombank, trong đó lãi ròng là 12.000 tỷ đồng.
Tại buổi hội nghị tổng kết ngành ngân hàng diễn ra cuối tháng 12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng có những chia sẻ quan trọng về việc điều chỉnh lãi suất cho vay của các ngân hàng. Theo đó, Thủ tướng cho rằng các nhà băng chưa nên hướng tới mục tiêu lợi nhuận mà nên có nhiều hành động sẻ chia với khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngành ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào lãi suất các khoản cho vay cũ, lãi suất trung và dài hạn.
Một số chuyên gia tài chính cũng đề xuất cần xây dựng một tổ hợp tín dụng cùng với bảo lãnh tín dụng trị giá 300.000 tỷ đồng với mức lãi suất vay tín chấp từ 3-5%. Để làm được điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải cùng nhau chung tay góp sức, tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi bên. Bằng cách này, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoặc những khách hàng đang lao đao vì dịch bệnh đều có thể tìm được nguồn vốn kịp thời để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Sang năm 2021, ngành ngân hàng kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 12% trong bối cảnh dịch bệnh đã có sự kiểm soát. Tuy nhiên, lãnh đạo các ngân hàng cho biết con số này có thể vẫn sẽ được điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay. Đồng thời với đó, hệ thống nhà băng sẽ có động thái tiết kiệm giảm chi phí để hạ
lãi suất cho vay cũng như đơn giản hoá quy trình thủ tục, từ đó tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, mức chuẩn cho vay sẽ không thay đổi nhằm duy trì hoạt động minh bạch và an toàn tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam.