• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
08 Tháng Mười Một 2024 9:26:08 CH - Mở cửa
VDSC - Chi phí dự phòng của ngân hàng sẽ cao
Nguồn tin: Người đồng hành | 22/01/2021 11:40:00 SA
Dự thảo sửa đổi Thông tư 01 gây ra lo ngại về chu kỳ chi phí tín dụng cao.
Với quy mô nợ xấu và số dư nợ cơ cấu lại, CTCK cho rằng bộ đệm dự phòng phân hóa giữa các ngân hàng.
Các ngân hàng quốc doanh chuẩn bị tốt bộ đệm về trích lập dự phòng, trong khi các ngân hàng tư nhân kỳ vọng tỷ lệ hạ nhóm của nợ tái cơ cấu thấp, kinh tế phục hồi và nợ xấu mới hình thành vừa phải.
 
Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng, CTCK Rồng Việt (VDSC) đề cập có lý do để tin rằng nợ xấu có thể không quá tiêu cực như dự đoán. Sự chậm lại trong việc hình thành nợ tái cơ cấu sau quá trình phục hồi và đi vào thời kỳ hoạt động kinh tế ổn định là một dấu hiệu.
 
Dự thảo sửa đổi Thông tư 01 gây ra lo ngại về chu kỳ chi phí tín dụng cao. Tuy nhiên, VDSC cho rằng ngân hàng đang chuẩn bị cho kịch bản này. Các nhà băng sẽ có thời gian để xử lý nợ tái cơ cấu trước khi trích lập dự phòng đầy đủ, theo dự thảo.
 
Tỷ lệ nợ xấu giảm
 
Trong vài tuần đầu của năm 2021, một số ngân hàng lớn đã công bố kết quả tài chính sơ bộ. VDSC nhận thấy có xu hướng giảm tỷ lệ nợ xấu đáng kể. Vietcombank chứng kiến tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,6% từ mức 1% trong quý III/2020. VietinBank có tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1% từ 1,9%. Nợ xấu của TPBank giảm từ 1,8% xuống 1,1% sau quý IV, tương tự tại MB, giảm từ 1,5% xuống 1,1%.
 
VDSC dự đoán một khoản trích lập dự phòng lớn đã được sử dụng để xóa nợ xấu. Động thái này có thể là bước chuẩn bị cho sự không chắc chắn trong dự phóng nợ xấu mới hình thành, chuyển nhóm nợ và thu hồi nợ tái cơ cấu vào năm 2021.  
 
Với quy mô nợ xấu và số dư nợ cơ cấu lại của các ngân hàng, CTCK cho rằng bộ đệm dự phòng phân hóa giữa các ngân hàng. Về chi phí trích lập dự phòng, các ngân hàng quốc doanh sẽ có mức tăng chi phí tín dụng thấp hơn do cách tiếp cận thận trọng đã mang lại cho họ bộ đệm tốt và nền so sánh cao.

 
Chi phí tín dụng hiện tại của các ngân hàng quốc doanh (1,5%) dự kiến sẽ đủ để bao phủ 50% nợ tái cơ cấu bị chuyển nhóm thành nợ xấu (tương đương 1% tổng dư nợ) và nợ xấu mới hình thành (1% tổng dư nợ) trong 2 năm, giả định là không có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ nợ xấu mới hình thành hoặc nợ tái cơ cấu.
 
Dấu hiệu tích cực có thể đến từ tỷ lệ chuyển thành nợ xấu thấp hơn, kinh tế phục hồi mạnh mẽ dẫn đến giảm quy mô nợ tái cơ cấu, và nợ xấu mới hình thành giảm khi các hoạt động kinh tế ổn định. Tuy nhiên, điều này cũng dựa trên giả định rằng thời gian trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu được kéo dài.
 
Trong 4 ngân hàng tư nhân lớn nhất, dữ liệu bị lệch về phía VPBank. Do đó, để đánh giá sự chuẩn bị của các ngân hàng tư nhân hàng đầu về bộ đệm dự phòng, VDSC loại trừ VPBank, vốn có danh mục chịu rủi ro từ cho vay tiêu dùng, khỏi danh sách. 3 ngân hàng tư nhân còn lại sẽ duy trì mức chi phí tín dụng cao hơn so với 9 tháng. Tỷ lệ nợ xấu 1%, lượng nợ được cơ cấu lại tương đương với 2,2% dư nợ và tỷ lệ nợ xấu hình thành hàng năm 0,9% sẽ cần một thời gian dài duy trì tỷ lệ trích lập dự phòng cao, dựa trên chi phí tín dụng là 1,2%.
 
Nhìn chung, VDSC cho rằng các ngân hàng quốc doanh đã chuẩn bị tốt bộ đệm về trích lập dự phòng, trong khi các ngân hàng tư nhân đang kỳ vọng tỷ lệ hạ nhóm của nợ tái cơ cấu thấp, kinh tế phục hồi mạnh và nợ xấu mới hình thành ở mức vừa phải.
 
Chi phí tín dụng cho hệ thống ngân hàng sẽ cao và ổn định
 
Các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01. Mới đây, theo văn bản trình Bộ Tài chính lấy ý kiến, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 yêu cầu các ngân hàng thương mại duy trì giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại các khoản nợ bị ảnh hưởng, miễn và giảm lãi suất cho các khách hàng đủ tiêu chuẩn, và quan trọng là bắt đầu trích lập dự phòng cho các khoản nợ được cơ cấu lại dựa trên bản chất của các khoản vay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đề xuất kéo dài thời gian trích lập dự phòng cho các ngân hàng theo lộ trình kết thúc vào năm 2024. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng chi phí dự phòng và cho các ngân hàng thời gian xử lý nợ xấu. Nợ cơ cấu lại theo Thông tư 01 chưa được trích lập dự phòng đầy đủ là một trong những yếu tố hỗ trợ cho hiệu quả hoạt động tốt của nhiều ngân hàng trong năm 2020. 
 
 
VDSC kỳ vọng sự hỗ trợ từ Chính phủ để duy trì sức khỏe của hệ thống ngân hàng, theo đuổi mục tiêu về nợ xấu và vẫn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nền kinh tế. Nhìn vào hậu quả của đại dịch ở các quốc gia khác và Việt Nam và khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 rất tốt, chúng tôi tin rằng lộ trình này là một trong những kịch bản tốt nhất. Nền chi phí dự phòng sẽ được giữ ở mức cao để trích lập dự phòng từng phần cho khoản nợ tái cơ cấu. Tuy nhiên, nền so sánh cao sẽ cho phép một số ngân hàng mà đã tích cực trích lập một mức tăng tương đối ở chi phí dự phòng thấp. CTCK ước tính áp lực lên lợi nhuận trước thuế sẽ giảm ở những ngân hàng này.
 
Đối với các ngân hàng có tỷ lệ chi phí tín dụng và LLR thấp và nợ tái cơ cấu đáng kể, VDSC cho rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục chịu chi phí dự phòng tăng mạnh, dù nền so sánh cao. Tuy nhiên, điều này chưa tính đến hoạt động kinh doanh cũng như các khoản thu nhập tiềm năng khác, hoặc dư địa để cắt giảm chi phí, những yếu tố mà sẽ giúp giảm tác động của chi phí dự phòng cao lên lợi nhuận trước thuế.

 
VDSC cho rằng các quy định mà dự thảo Thông tư 01 đưa ra là một giải pháp tốt. CTCK đã dự báo chi phí tín dụng cho hệ thống ngân hàng sẽ cao, ổn định dựa trên cách tiếp cận thận trọng, ít nhất là trong năm 2021. Việc xử lý tốt nợ xấu sẽ là một bất ngờ tích cực, trong khi tốc độ phục hồi trong trường hợp có vaccine hoặc trong điều kiện bình thường mới là không chắc chắn. Các ngân hàng thận trọng trong trích lập cho rủi ro tín dụng vào năm 2020 sẽ ít gặp áp lực hơn. Các bộ đệm dự phòng có thể được sử dụng để hỗ trợ lợi nhuận như giảm chi phí, thu nhập từ khoản phí trả trước, thu nhập từ thu hồi nợ xấu hoặc cuộn lợi suất danh mục trái phiếu Chính phủ.