• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:18:25 CH - Mở cửa
Cá nhân bán ròng thông qua khớp lệnh trong tuần 27/9-1/10, tổ chức trong nước tập trung 'gom hàng'
Nguồn tin: Người đồng hành | 03/10/2021 2:28:24 CH
Cá nhân mua ròng 121 tỷ đồng trong tuần từ 27/9-1/10 nhưng nếu xét về khớp lệnh thì họ dòng vốn này bán ròng 221 tỷ đồng.
Tổ chức trong nước mua ròng trở lại và là nhân tố chính giúp nâng đỡ thị trường chung.
Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp trên HoSE.
 
Thị trường điều chỉnh nhẹ trong tuần thứ hai liên tiếp với thanh khoản sụt giảm. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 16,28 điểm (-1,2%) xuống 1.334,89 điểm; HNX-Index giảm 2,69 điểm (-0,9%) xuống 356,49 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,22 điểm (0,2%) lên 95,98 điểm.
 
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt 23.558 tỷ đồng/phiên (giảm 15%), trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 20% xuống còn 20.455 tỷ đồng.
 
Dấu ấn của nhà đầu tư các nhân trong nước đã giảm đáng kể ở tuần từ 27/9 - 1/10, trong khi đó, tổ chức trong nước quay trở lại mua ròng và là nhân tố chính cân lại lượng bán ròng mạnh của khối ngoại.

 
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE, nhưng giá trị giảm 94% so với tuần trước đó và đạt gần 121 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì cá nhân trong nước đã bán ròng trở lại 221 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
MSB là cổ phiếu được cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất với 215 tỷ đồng. GEX và VIC được mua ròng lần lượt 170 tỷ đồng và 166 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM bị cá nhân bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến 451 tỷ đồng. VHM đứng sau và bị bán ròng 393 tỷ đồng. KBC và HSG cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng gần 834 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng hơn 1.017 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng mạnh nhất mã VHM với gần 400 tỷ đồng. HPG và KBC được mua ròng lần lượt 352,8 tỷ đồng và 111,7 tỷ đồng. Trong khi đó, MSB bị bán ròng mạnh nhất với 216 tỷ đồng. FIT đứng thứ 2 danh sách bán ròng của dòng vốn này với 125 tỷ đồng.
 
Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp, nhưng giá trị cũng chỉ ở mức khiêm tốn là gần 59 tỷ đồng, giảm 32% so với tuần trước. Trong đó, dòng vốn này mua ròng 187 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Khối tự doanh mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với 101 tỷ đồng. KOS cũng được mua ròng gần 75 tỷ đồng. Chiều ngược lại, GEX bị bán ròng mạnh nhất với 122 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là VHM với gần 50 tỷ đồng.
 
Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm tiêu cực của thị trường chứng khoán trong tuần vừa qua. Riêng sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị tăng 22% so với tuần trước đó và ở mức 1.012 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 24 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 8 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 18.980 tỷ đồng. 

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhiều cổ phiếu bluechip, trong đó, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 370 tỷ đồng. VIC, VCB hay HDB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 394 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là HSG với 82 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VHC và DCM đều được mua ròng hơn 70 tỷ đồng.