• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:21:02 CH - Mở cửa
PYN Elite mua thêm VHM, CTG
Nguồn tin: Người đồng hành | 07/10/2021 11:57:46 SA
Tỷ suất sinh lời của PYN Elite Fund đạt 2,1% trong tháng 9, vượt mức tăng 0,8% của VN-Index.
Song hiệu suất quý III âm 3,7% do gía hầu hết mã trong danh mục giảm.
Trong top 10 danh mục, cổ phiếu SCS được thêm mới, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị loại.
Về cổ phiếu TPB, PYN Elite kỳ vọng 30 triệu cổ phiếu hở "room ngoại" sẽ được bán nhanh chóng.
 
VN-Index tăng 0,8% trong tháng 9, trong khi PYN Elite Fund có hiệu suất đầu tư cao hơn, ở mức 2,1% được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng 22% về giá của cổ phiếu TPB. Tuy nhiên, hiệu suất quý III âm 3,7% do tỷ suất đầu tư hai tháng liên tiếp âm (tháng 7: âm 5,5% và tháng 8: âm 0,19%).

 
Hiệu suất đầu tư của PYN Elite cao hơn VN-Index trong tháng 9.
 
Hầu hết giá cổ phiếu trong top 10 danh mục quỹ đều giảm trong quý III, song một số mã vẫn ghi nhận tăng trưởng về giá như TPB (tăng 13%), ACV (tăng 10%) và NLG (tăng 8%). 
 
Ngoại trừ top 3 khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là VHM (19,1%), TPB (12%) và VRE (9,8%) vẫn được giữ nguyên, danh mục quỹ ngoại đã có thay đổi thứ hạng cũng như thành phần sau quý III. 
 
Cụ thể, cổ phiếu SCS lọt top 10 khoản đầu tư giá trị lớn nhất với 28,33 triệu EUR (tỷ trọng 3,9%). Tạm tính theo giá đóng cửa tại 30/9, PYN Elite nắm giữ hơn 5 triệu cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn. Trong khi đó, khoản đầu tư chứng chỉ quỹ FUEVFVND không còn nằm trong top 10. 
 
Tỷ trọng đầu tư tại HDBank và VEAM Corp cũng giảm một bậc xuống vị trí thứ 5 và 6 tại danh mục PYN Elite, chủ yếu do giá HDB giảm 11% và quỹ bán bớt VEA.
 
Ngược lại, quỹ Phần Lan mua thêm cổ phần tại VietinBank, khiến mã CTG gia tăng tỷ trọng từ 7,2% lên 8,6%, tương đương gần 62 triệu EUR dù giá đã giảm gần 30% từ cuối tháng 6. Tương tự, giá cổ phiếu VHM cũng giảm 13% về còn 78.300 đồng/cp tại ngày 30/9. Song PYN Elite mua thêm dẫn đến giá trị khoản đầu tư tăng 16% lên hơn 137,6 triệu EUR. 


 
Tính từ đầu năm, tỷ suất lợi nhuận của PYN Elite ở mức 18,82% - thấp hơn hiệu quả chung thị trường – VN-Index (tăng 24,46%). Với các mã chứng khoán trong danh mục, quỹ ước tính dư địa tăng trưởng lớn, nhiều cổ phiếu được dự phóng tăng bằng lần như CTG (110%), ACV (104%), VRE (101%), CEO (136%)... 
 
PYN Elite đang để tỷ trọng đầu tư VHM lớn nhất trong danh mục do quỹ cho rằng cổ phiếu của doanh nghiệp phát triển nhà ở lớn nhất Việt Nam này đang bị định giá thấp và công ty đang có nền tảng tốt để đạt lợi nhuận cao. Việc giá cổ phiếu đang bị kìm hãm xuất phát từ một số yếu tố ngẫu nhiên của thị trường.
 
Về yếu tố vĩ mô, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc cách lý xã hội nghiêm ngặt nhưng nhà đầu tư đã vượt qua giai đoạn sụt giảm mạnh, kỳ vọng sự hồi phục tại quý IV và năm sau. GDP quý III ghi nhận mức giảm mạnh 6,17% (GDP 9 tháng tăng 1,4%). Trong tháng 9, doanh số bán lẻ giảm 28,4%, sản xuất công nghiệp giảm 5,5%, xuất khẩu giảm 0,6% do nguồn cung bị gián đoạn. 
 
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) không đổi ở mức 40,2. Các cơ quan Chính phủ đang tích cực nghiên cứu các phương án để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi trong quý IV và thậm chí vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 3% cho cả năm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã dỡ bỏ hạn ngạch tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. 
 
PYN Elite đánh giá nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của đại dịch Covid-19 tốt hơn nhiều nền kinh tế đồng cấp. Việt Nam đồng là một trong những đồng tiền mạnh nhất ở các nền kinh tế mới nổi so với USD.
 
Theo quỹ ngoại, mọi sự chú ý gần đây đều đặt vào tiến độ tiêm chủng nhanh chóng của Việt Nam. 60% người dân TP HCM đã được tiêm đủ vacine, trong khi con số này dưới 10%. Trên phạm vi cả nước một tháng trước. Trên phạm vi cả nước, tỷ lệ tiêm chủng đạt 10%, nhanh hơn dự kiến. Các ca nhiễm mới hàng ngày giảm một nửa so với mức đỉnh. Các thành phố lớn mở cửa trở lại và các nhà máy tăng công suất. Thị trường đi ngang do các nhà đầu tư cân nhắc thận trọng lợi ích từ việc mở cửa trở lại với rủi ro do lợi nhuận quý III kém khả quan. Số tài khoản mở mới vẫn ở mức cao (tăng 320%) và thanh khoản hàng ngày giữ ở mức 1,2 tỷ USD.
 
Cổ phiếu tháng: TPB
 
TPBank (HoSE: TPB) đã chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tăng vốn 10% lên gần 11.717 tỷ đồng. Với 3.300 tỷ đồng huy động, hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này đứng top đầu ngành và có thể hỗ trợ tăng trưởng tín dụng trong vài năm tới. 
 
Sau đợt phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong nước, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại giảm từ mức tối đa 30% về khoảng 27,4%. Theo đó, TPBank sẽ hở ‘room’ 30 triệu cổ phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài. PYN Elite kỳ vọng lượng cổ phiếu này sẽ được bán nhanh chóng, vì hiện tại cổ phiếu TPB đang được giao dịch với phần bù 7% cho nhà đầu tư nước ngoài và khó tìm được người bán.
 
Quỹ ngoại cho biết các cổ đông lớn đã đăng ký mua 28,4 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 2,4% lượng cổ phiếu đang lưu hành, nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu. 
 
Trước đó trong báo cáo tháng 5, quỹ ngoại cũng thể hiện sự kỳ vọng cao vào cổ phiếu TPB nhờ mức định giá hấp dẫn. PYN Elite đánh giá Ngân hàng Quốc tế (VIB) và TPBank rất giống nhau – có cùng quy mô mạng lưới, tốc độ tăng trưởng cho vay và đang ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số. 
 
Tuy nhiên, trong nửa năm qua cổ phiếu VIB nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ các yếu tố xúc tác như chia cổ tức bằng cổ phiếu, chuyển niêm yết sang sàn HoSE và được vào các quỹ ETF. Theo đó, VIB từng có mức P/B tương tự TPBank là 1,5 lần nhưng nay đã tăng lên 3 lần.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức