• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
24 Tháng Mười Một 2024 3:38:17 CH - Mở cửa
VDSC - Định giá thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn
Nguồn tin: Người đồng hành | 07/10/2021 8:31:44 SA
VDSC cho rằng bức tranh lợi nhuận quý III không mấy sáng sủa khiến định giá thị trường chung trở nên kém hấp dẫn.
VDSC dự đoán VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.240 - 1.380 điểm.
VDSC cho rằng những cơ hội đầu tư đáng chú ý có thể đến từ nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh được đánh giá tích cực hơn kỳ vọng hoặc không quá tệ như dự báo trước đây. 
 
Trong tháng 10, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận thấy thị trường chứng khoán đang đối diện áp lực điều chỉnh vì nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như bất động sản và ngân hàng chưa có nhiều động lực dẫn dắt trong ngắn hạn khi kết quả kinh doanh tiêu cực hoặc tăng trưởng chậm lại theo quý.
 
Cùng với đó, yếu tố bên ngoài bao gồm chính sách cắt giảm chương trình mua tài sản của Fed có thể tạo không khí thận trọng cho các nhà đầu tư. Dù vậy, tác động của vấn đề này là không đáng kể về cơ bản nhưng sự biến động trong ngắn hạn là khó lường.
 
Mặc dù vậy, VDSC cho rằng sự điều chỉnh là cần thiết để tạo tiền đề cho nhịp tăng mới của thị trường trong hai tháng cuối năm với kỳ vọng vào sự phục hồi của các doanh nghiệp niêm yết trong quý IV khi các quy định giãn cách dần được nới lỏng từ ngày 1/10, thông qua chỉ thị 18 của Chính phủ. Tóm lại, VDSC dự đoán VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.240 - 1.380 điểm.

 
Về quan điểm cổ phiếu lớn chưa có nhiều động lực để dẫn dắt trong ngắn hạn. VDSC nhận thấy bức tranh kết quả kinh doanh sẽ phân hóa giữa các nhóm ngành. Dù vậy, ở các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tác động đến thị trường, như bất động sản và ngân hàng (chiếm gần 54% giá trị vốn hóa thị trường), thì triển vọng kinh doanh quý III không thực sự khả quan. Cụ thể, quý III thường là quý thấp điểm ghi nhận kết quả kinh doanh đối với ngành bất động sản. Đồng thời, do giãn cách kéo dài ở TP HCM và các tỉnh lân cận, hoạt động bán hàng và tiến độ xây dựng bị trì hoãn tại các khu vực trọng điểm như TP HCM, Đồng Nai, Long An, vốn có thể ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao và ghi nhận lợi nhuận trong tương lai. 
 
Ở nhóm ngành ngân hàng, VDSC ước tính lợi nhuận trong quý III có thể tăng trưởng chậm lại đáng kể so với quý II. Ngoài ra, sau tròn một quý thực hiện giãn cách tại TP HCM, bức tranh nợ xấu của ngành ngân hàng đang là vấn đề được quan tâm nhiều hơn. CTCK này vẫn duy trì nhận định nợ xấu và nợ được cơ cấu lại của ngành ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm và ảnh hưởng lên tốc độ và độ lớn của trích lập dự phòng, tuy nhiên nợ xấu sẽ có độ trễ trong việc hình thành và đồng thời cũng có sự lệch pha giữa tốc độ tăng nợ xấu của các ngân hàng. Điều này có thể được nhận thấy thông qua mức độ giảm giá của các ngân hàng thời gian qua, nếu điều chỉnh thêm cho các yếu tố câu chuyện riêng biệt. VDSC kỳ vọng điểm rơi về nợ xấu sẽ chủ yếu ở quý IV, nhưng các ngân hàng sẽ chủ động trích lập trong quý III tùy tình hình và năng lực tài chính của riêng từng ngân hàng.
 
Về yếu tố bên ngoài, VDSC cho rằng trong 3 tháng cuối năm 2021, chính sách cắt giảm chương trình mua tài sản của Mỹ do chính sách nới lỏng tiền tệ của họ có thể tác động đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Đối với chính sách cắt giảm mua tài sản, trước đây hành động này đã gây ra sự điều chỉnh mạnh đối với các thị trường chứng khoán mới nổi vào năm 2013 khi Fed thông báo giảm mua tài sản hàng tháng từ 85 tỷ USD xuống còn 65 tỷ USD. Các quốc gia vay nợ ngoại tệ lớn và có dự trữ ngoại hối thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc mất giá đồng tiền cùng với sự đảo chiều của dòng vốn ngoại. Theo quan điểm của VDSC, tình hình Việt Nam hiện tại không quá đáng ngại khi dự trữ ngoại hốikhá dồi dào với 100 tỷ USD giúp cho khả năng điều tiết tỷ giá linh hoạt hơn. Do đó, tác động đến VN-Index sẽ không quá lớn trên góc nhìn vĩ mô. Tuy nhiên, biến động ngắn hạn là khó lường với rủi ro biến động chung của thị trường chứng khoán toàn cầu khi Fed có thể bắt đầu chính sách cắt giảm chương trình mua tài sản vào tháng 11.
 
Định giá thị trường chung trở nên kém hấp dẫn
 
Với thực tế là các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu bị kiềm chế chưa từng có trong đợt dịch vừa qua và khiến GDP quý III giảm mạnh 6,17% so với cùng kỳ, sự sụt giảm về lợi nhuận của các công ty niêm yết trong quý này có lẽ sẽ không quá bất ngờ. Nếu bao gồm phần lợi nhuận sụt giảm của quý III, định giá của thị trường sẽ không còn ở vùng hấp dẫn (khoảng 16,x) như hiện tại, mà sẽ tiệm cận vùng đỉnh 19,x thiết lập vào cuối tháng Sáu tùy thuộc vào mức độ sụt giảm của EPS trong quý này.

 
VDSC cho rằng bức tranh lợi nhuận quý III không mấy sáng sủa khiến định giá thị trường chung trở nên kém hấp dẫn. Cùng với thực tế là quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp những trở ngại khó lường sẽ dần thay thế hiệu ứng “mở cửa nền kinh tế” trong việc tác động tới tâm lý thị trường và làm giảm khả năng bứt phá của VN-Index trong ngắn hạn. 
 
Trong bối cảnh mùa công bố lợi nhuận quý III được kỳ vọng ảm đạm, VDSC cho rằng những cơ hội đầu tư đáng chú ý có thể đến từ nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh được đánh giá tích cực hơn kỳ vọng hoặc không quá tệ như dự báo trước đây. Bên cạnh đó, xu hướng phục hồi của nền kinh tế trong những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tiếp tục là lực đẩy cho nhiều nhóm cổ phiếu như tiêu dùng thiết yếu, bán lẻ, logistics, CNTT và nhóm cổ phiếu năng lượng điện. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, VDSC cũng kỳ vọng sự phục hồi của hoạt động xây dựng và đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát, qua đó tiếp tục hỗ trợ nhóm cổ phiếu thép.