• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.245,86 -3,69/-0,30%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.245,86   -3,69/-0,30%  |   HNX-INDEX   221,39   -0,30/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,49   -0,31/-0,34%  |   VN30   1.313,85   -3,10/-0,24%  |   HNX30   461,28   +1,03/+0,22%
21 Tháng Giêng 2025 2:25:40 CH - Mở cửa
Vỡ mộng trả điểm sau đáo hạn phái sinh, VN-Index suýt sập gần 35 điểm, HOSE phá vỡ kỷ lục nguồn tiền
Nguồn tin: BizLIVE | 19/11/2021 4:00:00 CH
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến kỷ lục nguồn tiền bị phá vỡ trên HOSE. Nhưng khi một cỗ xe liên tục ngốn rất nhiều năng lượng mà vẫn cọc cạch và không tăng tốc được thì sụp đổ ngắn hạn khó tránh khỏi...

Tổn thương loang rộng
 
Phiên nay, cỗ xe đó được kỳ vọng ở "động cơ" VN30. Rổ của nhóm các cổ phiếu lớn này lẽ ra đã phải giúp thị trường chấn chỉnh lại tâm lý sau phiên đáo hạn phái sinh nhưng chỉ số VN30-Index lại thể hiện quyền uy theo chiều hoàn ngược lại...
Không lâu sau khi bước vào giao dịch phiên chiều, nhóm cổ phiếu trong VN30 đã dúi xuống và kích hoạt nhà đầu tư bán tháo nhiều cổ phiếu. Dù đã thu hẹp lại biên độ giảm nhưng nhà đầu tư đã tổn thất không ít khi giá trị giao dịch lại lập kỷ lục.
Một số lần xuất hiện giải cứu thị trường gần đây của Ngân hàng đúng là vẫn kịp thời nên nhà đầu tư làm ngơ trạng thái nhạy cảm của VN30 sau phiên đáo hạn phái sinh.
Tuy nhiên, phiên chiều nay, nhà đầu tư đã có thêm một bài học hoàn toàn khác. Ngân hàng vẫn cứ đồng loạt tăng nhưng rốt cuộc vẫn không ngăn chặn được một nhịp sập điểm.
Điểm làm nên sự khác biệt trong nhịp giật xuống lần nay là VN30 đang mất đi 2 cổ phiếu đầu ngành Thép và Dầu khí. HPG (-3,9%) và GAS (-6,9%) tiếp tục mở rộng sự điều chỉnh và thậm chí GAS đã có lúc giảm sàn.
Tiền lớn cũng rất biết cách để tác động vào hàng loạt cổ phiếu lớn như GVR (-5,4%), BVH (-4,8%), VHM (-2,8%), VNM (-2,2%), PLX (-2,6%). GVR, BVH, POW đều đã có lúc chạm sàn trong khi VHM cũng có thời điểm về ngay mức giá 80.000 đồng/cổ phiếu.
Nhìn ra các nhóm ngành, Bất động sản, Dầu khí, Thép, Khu công nghiệp, Chứng khoán, đều xuất hiện nhiều cổ phiếu gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Tại nhóm Bất động sản, LDG, BCE, CCL đóng cửa giảm sàn trong khi TDC, HBC, PC1 đều giảm mạnh từ 3-6% sau khi có lúc chạm giá sàn trong phiên. Một loạt các mã như TDH, L14, KDH, HDG, DIG cũng giảm mạnh.
Với các mã có liên quan khá chặt với Bất động sản là Khu Công nghiệp, KBC (-6,5%), SZC (-5,8%), D2D (-5,6%), BCM (-3,7%) giảm mạnh. KBC, SZC, TIP cũng đã có lúc giảm sàn tiếp bước theo GVR.
Tại nhóm Dầu khí, tổn thất cũng lớn với các mã PVD (-6,9%) giảm sàn, PVT (-2%) và còn lan sang cả PVS (-5,4%) của HNX.
Nhóm Thép, trong xu hướng tiêu cực chung cả cả ngành, nhà đầu tư càng có lý do để tháo chạy khỏi HSG (-6%), SMC (-5,5%), TLH (-4,6%), NKG (-4,5%).
Nhóm Chứng khoán, sau 2 phiên tăng nóng nhanh chóng bị chốt lời ở các mã VND (-3,4%), VCI (-3,3%), FTS (-4,2%), ORS (-5,9%); cả SSI trong phiên chiều cũng đã có thời điểm "phơi" giá sàn...
Tổng thể, sắc đỏ mở rộng lên tới 68% trên HOSE và chỉ còn lại 24,5% mã tăng và 7,5% mã đứng giá. Giá trị khớp lệnh dễ dàng phá mọi kỷ lục trước đó, đạt 44.802,5 tỷ đồng.
VN-Index chốt phiên giảm 1,19% xuống 1.452,35 điểm và đi ngược hẳn với các chỉ số tăng mạnh tại châu Á như CSI 300 (+1,08%), IDX (+1,09%), KOSPI (+0,8%).
2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng bị liên đới theo sau VN-Index.
HNX-Index cuối phiên bị đánh gục bởi 9,4%) và PVS nên giảm tới 3,15% xuống 453,97 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,25% xuống 113,24 điểm dù phần lớn thời gian đều ở trên tham chiếu. Giá trị giao dịch 2 sàn này đạt tới hơn 11.500 tỷ đồng.
 
 
VN-Index ngày 19/11
 
*****
 
VN-Index duy trì được sắc xanh nhưng thị trường đang phân hóa với nhiều nhóm ngành điều chỉnh. Một mình Ngân hàng trong vai trò giải cứu là khá đơn độc và có thể dẫn đến phản ứng xấu nếu nhóm cổ phiếu này quay đầu.
 
Chưa có hiệu ứng lan tỏa dù tiền vận động mạnh
 
Câu hỏi và tình huống trên khiến thị trường càng trở nên hấp dẫn bởi luôn tiềm ẩn những biến động.
Trong khoảng 1 tiếng rưỡi cuối phiên sáng, thị trường có nhịp rũ điểm về gần tham chiếu. Từ mức 1.480 điểm, VN-Index lại mất gần 10 điểm về sát 1.470 điểm.
Ngân hàng đúng là đã tham gia giải cứu nhưng hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm ngành khác là chưa có. Thép, Dầu khí vẫn khá bi quan trong khi Bất động sản ngả hẳn sang sắc đỏ. Một số cổ phiếu Bất động sản như BCE (-5,6%), HBC (-3,3%), LDG (-3%), NLG (-3%) đang điều chỉnh khá mạnh.
Nhóm Cảng biển đang có phiên giảm thứ 3 liên tiếp sau đúng 1 phiên tăng mạnh vào ngày 16/11. Các mã HAH (-3,5%), GMD (-3%) đang bị triệt tiêu hết thành quả của phiên ngày thứ Ba và thậm chí còn xuống sâu hơn.
Độ rộng thị trường với gần 54% mã giảm so với 37% mã tăng và 9% mã giảm đã phản ánh thực chất đang diễn ra trên HOSE lúc này.
VN-Index cuối phiên sáng tăng 0,28% lên 1.473,9 điểm, mức biến động vẫn còn đồng điệu với chứng khoán khu vực. Các chỉ số CSI 300 (+0,21%), KLCI (+0,07%), IDX (+0,94%) đều vẫn tăng điểm.
Thanh khoản của HOSE tăng 17,05% so với sáng hôm qua, đạt 23.890 tỷ đồng, cho thấy tiền vẫn đang vận động rất mạnh.
Chỉ số HNX-Index trong khi đó đang tạm hãm lại đà tăng. Mức điểm cuối phiên sáng đang là 471,69 điểm và chỉ số vẫn đang trước cơ hội lập kỷ lục điểm số mới.
 
 
*****
 
Một lần nữa, cổ phiếu "vua" xuất hiện
 
 
Xu hướng của VN30 gây ra lo lắng cho nhà đầu tư nếu không thể giữ được vùng 1.520 điểm. Tuy nhiên, Ngân hàng lại một lần nữa vào giải cứu...
 
Sau phiên đáo hạn phái sinh, VN30 có 2 vệt gợn chính là GAS và HPG cùng điều chỉnh và xu hướng ngắn hạn của chỉ số cũng đứng trước khả năng bị đánh mất.
 
Với nhà đầu tư ở nhóm Midcap và Penny, điều này có thể chưa kích hoạt bán ra nhưng nếu VN30 bước vào xu hướng giảm thì họ cũng khó yên tâm giải ngân tiếp.
 
Chính vì vậy, VN30 phải giữ được xu hướng kể cả đang là chỉ số tăng chậm nhất thị trường. Các mã lớn khác cần phải lấp vào khoảng trống do GAS và HPG để lại và một lần nữa cổ phiếu "vua" lại xuất hiện để cứu vớt cho VN30.
 
Một loạt mã Ngân hàng như HDB (+6,7%), ACB (+3,4%), VPB (+2,8%), MBB (+1,6%), TCB (+1,7%) đã tăng giá trở lại trong khi BID (+2,2%), CTG (+2,5%) làm nhiệm vụ dẫn dắt ngành.
 
 
Ảnh minh họa.
 
Dù vậy, Ngân hàng có thể vẫn chưa thoát khỏi thói quen giao dịch thất thường nếu không có sự bùng nổ về thanh khoản. Các mã như TCB, VPB cần phải có giá trị giao dịch cả phiên từ 1.0000-2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện, TCB hiện mới chỉ đang đạt trên 600 tỷ đồng.
 
Với nhóm cổ phiếu Chứng khoán, sau 2 phiên tăng mạnh, hành động chốt lời đang khiến nhiều cổ phiếu phân hóa. VND, VCI, HCM đã giảm nhẹ và hiện còn lại SSI, CTS vẫn tạm duy trì được đà tăng.
 
2 nhóm cổ phiếu đang khiến nhiều nhà đầu tư hao hụt là Dầu khí và Thép vẫn đang có sự tụt dốc khi PVD (-2,5%), PVT (-2,8%), NKG (-1,9%), TLH (-2,4%), VIS (-2,7%), HSG (-2,5%) vẫn còn giảm tiếp.
 
Tính đến 10h30, nhờ Ngân hàng, VN-Index vẫn cố rướn lên 1.480 điểm. Trong khi đó, HNX-Index vẫn có CEO (+9,72%), IPA (+9,94%), IDC (+6,51%) kéo chỉ số tăng hơn 1% lên 474 điểm.