• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 7:05:23 SA - Mở cửa
Ngành dệt may phải cân đong mục tiêu để... cán đích, phía trước là “rào cản xanh”
Nguồn tin: BizLive | 29/11/2021 8:38:32 CH
Do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã hạ mục tiêu xuất khẩu từ 39 tỷ USD xuống còn 33 tỷ USD. Nhưng mới đây VITAS đã lại nâng mục tiêu xuất khẩu lên từ 38 - 38,5 tỷ USD.
 
Ngay từ đầu năm 2021, VITAS đặt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD. Đến tháng 7, khi đạt dịch COVID-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam, VITAS dự kiến dệt may sẽ chỉ đạt khoảng 33 tỷ USD, hoàn thành 84% kế hoạch cả năm. Số lượng công nhân dự kiến chỉ đạt 65%.
Tuy nhiên, mới đây VITAS dự báo xuất khẩu toàn ngành có thể đạt từ 38 - 38,5 tỷ USD. 
Xuất khẩu dệt may sang các thị trường chủ đạo đều tăng
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may gồm: Hàng dệt, may; xơ, sợi dệt các loại và vải màng, vải kỹ thuật các loại đạt 1,7 tỷ USD.
Cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt trên 33 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,15%. Đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu vải màng, vải kỹ thuật các loại và ngành công nghiệp kéo sợi Việt Nam xuất khẩu được một số lượng lớn xơ, sợi dệt các loại. 
Trong tháng 10/2021, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường chủ đạo là Mỹ tăng 8% so với tháng 9/2021 và tăng 2,7% so với tháng 10/2020, đạt trên 1,19 tỷ USD, tính chung cả 10 tháng tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020, đạt trên 12,8 tỷ USD, chiếm 49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đứng sau thị trường Mỹ, là thị trường Nhật Bản đạt 2,57 tỷ USD, giảm 11%, chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch; riêng tháng 10/2021 tăng mạnh 40,3% so với tháng 9/2021 nhưng giảm 6,8% so với tháng 10/2020.
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường khối EU đạt 2,53 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 2,46 tỷ USD, giảm 1,5%.
Nhìn chung, xuất khẩu nhóm hàng dệt may 10 tháng năm 2021 sang các thị trường chủ đạo đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2022, VITAS kỳ vọng mục tiêu xuất khẩu đạt 43 - 43,5 tỷ USD. Việc đặt ra chỉ tiêu này hoàn toàn có cơ sở, bởi vì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh COVID-19, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. 
 
 
Ảnh minh họa.
 
Áp lực “xanh hóa” từ các nhãn hàng quốc tế 
Trong một diễn biến khác thì các doanh nghiệp dệt may đang đối diện với rào cản “sản xuất xanh” của các nước nhập khẩu.
Theo đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường châu Âu, từ đầu tháng 11/2021, một số nước trong khối EU áp dụng một sắc luật mới về bảo vệ môi trường, những quy định mới này nằm trong chủ trương phát triển kinh tế xanh của các nước châu Âu. Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu đều biết yếu tố “sản xuất xanh” là nhằm hướng đến nền kinh tế tuần hoàn đã được nhiều nước nhập khẩu áp dụng.
Vừa qua, tại hội thảo “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam – 3 năm nhìn lại và định hướng phát triển” do VITAS và tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) phối hợp tổ chức, đã nêu bật một vấn đề quan trọng đối với ngành dệt may đó là các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới đang đặt hàng với doanh nghiệp Việt Nam đang ưu tiên cho các “doanh nghiệp xanh”.
Hiện có hơn 250 nhãn hàng may mặc thời trang trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các nhà cung cấp. Những doanh nghiệp nào gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị từ chối đặt hàng. 
Đánh giá về chương trình xanh hóa ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS cho rằng, chương trình này nhằm mục tiêu chuyển đổi ngành thông qua các chính sách, những giải pháp quản lý ngành và môi trường để mang lại lợi ích cho từng doanh nghiệp và ngành dệt may.
"Xanh hóa" ngành dệt may là xu thế chung của toàn cầu cho nên doanh nghiệp dệt may cần phải đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Các nhãn hàng đánh giá sự phát triển bền vững dựa trên cơ sở mức độ tuân thủ của doanh nghiệp về môi trường, xã hội, trách nhiệm đối với người lao động, người tiêu dùng toàn cầu khi sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường thế giới và trong nước. 
Để có thể thuận lợi nhận đơn hàng, đại diện VITAS cho rằng các doanh nghiệp dệt may cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường của các nhãn hàng, và tiêu chuẩn phổ biến nhất là giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, tỷ lệ ứng dụng nguồn năng lượng sạch, khả năng tái chế, tái sử dụng nước thải nói riêng và chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất. 
Nếu nhà nhập khẩu phát hiện doanh nghiệp vi phạm một trong những yếu tố như xả thải gây ô nhiễm môi trường, không ứng dụng giải pháp tái chế chất thải… doanh nghiệp sẽ mất cơ hội tiếp cận thị trường.
Trước đó, tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) 2021 với chủ đề “Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới”, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cũng cho biết, người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, môi trường và lao động.
Hiện có hơn 20 chất bị luật pháp châu Âu cấm hoặc áp dụng kiểm soát, hạn chế sản xuất, sử dụng, nhập khẩu ... Nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn này doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có cơ hội đưa hàng hóa vào thị trường EU và nhiều thị trường khác trên thế giới. 
Bởi không chỉ có thị trường EU mà đa phần các thị trường đều có yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…, vì vậy, doanh nghiệp phải chủ động đổi mới sản xuất để đảm bảo an toàn trước “rào cản xanh” của các nước nhập khẩu.