• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 2:14:53 SA - Mở cửa
Moody’s đánh giá vượt bậc triển vọng tín nhiệm Việt Nam, tiếp đến sẽ là các ngân hàng thương mại?
Nguồn tin: BizLive | 19/03/2021 8:54:36 SA
 Đây là lần đầu tiên Moody's đánh giá vượt bậc đối với triển vọng của Việt Nam, qua việc nâng liền hai bậc - điều chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của họ trên toàn cầu kể từ đại dịch Covid-19.

 
Ảnh minh họa.
 
Ngày 18/3, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody’s) phát hành báo cáo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm, và điều chỉnh tăng triển vọng từ mức Tiêu cực lên Tích cực.
Moody’s cho biết, cơ sở để hãng đưa ra quyết điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam hai bậc lên Tích cực bao gồm tín hiệu cho thấy sức mạnh tài chính, kinh tế được cải thiện, giúp củng cố hơn nữa hồ sơ tín dụng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tổ chức này còn đánh giá nền kinh tế Việt Nam còn có thể được hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng hậu đại dịch.
Trước đó, trong tháng 12/2019, Moody’s đánh giá triển vọng tín nhiệm của Việt Nam tiêu cực, phản ánh lo ngại liên quan điều hành, dẫn đến việc trì hoãn nghĩa vụ trả nợ gián tiếp.
Tuy nhiên, hiện tại, hãng đánh giá tín nhiệm này cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường củng cố quản lý nợ, giám sát chặt chẽ hơn những nghĩa vụ thanh toán sắp đến hạn. Do đó, rủi ro chậm trễ thanh toán nợ giảm bớt.
Moody's nhấn mạnh việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 đã giúp Việt Nam nhanh chóng khôi phục các hoạt động kinh tế trong nước cũng như thương mại xuyên quốc gia, hỗ trợ thu thuế. 
Trong dài hạn, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện việc thu thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp số, doanh nghiệp khu vực phi chính thức.
Bên cạnh đó, vị thế Việt Nam cũng ngày càng được củng cố nhờ khả năng hội nhập quốc tế vào chuỗi cung ứng châu Á, cũng như nhu cầu về đồ điện tử, điện thoại thông minh, đồ nội thất và các mặt hàng sản xuất khác đang tăng nhanh.
Tỷ lệ của Việt Nam trong xuất khẩu toàn cầu tăng nhanh đáng kể từ năm 2010 và hiện đã đuổi kịp các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. 
Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất và thương mại, bao gồm các hiệp định RCEP, CPTPP, hiệp định tự do thương mại song phương với EU – một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Trong khi đó, hiện các công ty đang tìm cách đa dạng hóa sản xuất tại châu Á, và Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút FDI với chi phí lao động cạnh tranh, chính trị ổn định và có các ưu đãi về thương mại, đầu tư.
Moody’s kỳ vọng những thỏa thuận trên sẽ củng cố hơn nữa vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong những sản phẩm giá trị gia tăng thấp như giày dép, hàng may mặc so với các nhà sản xuất lớn, tiến vào trung tâm các chuỗi cung ứng công nghệ giá trị gia tăng cao hơn như điện thoại thông minh, bán dẫn cùng các sản phẩm điện tử khác.
Hội nhập thương mại cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và logistics của Việt Nam, vốn vẫn kém phát triển hơn so với các nền kinh tế Đông Nam Á khác nhưng đang bắt kịp về hiệu quả.
Sự lan tỏa lớn hơn từ các hoạt động sản xuất nước ngoài sang các chuỗi giá trị trong nước sẽ hỗ trợ thêm sức mạnh kinh tế.
Theo thời gian, các chỉ số tài khóa và sức mạnh kinh tế tăng có thể phản ánh sự hiệu quả trong cải thiện chính sách, thúc đẩy hồ sơ tín dụng Việt Nam.
Như vậy, đây là lần đầu tiên Moody's đánh giá vượt bậc đối với triển vọng của Việt Nam, qua việc nâng liền hai bậc - điều chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch Covid-19.
Thông thường, sau khi đánh giá ở mức độ quốc gia, các tổ chức xếp hạng quốc tế sẽ tiến đến đánh giá cụ thể các ngân hàng thương mại.
Với việc nâng hạng vượt bậc nói trên đối với triển vọng tín nhiệm quốc gia, kỳ vọng tới đây Moody’s cũng sẽ có điều chỉnh theo hướng tích cực đối với 18 ngân hàng thương mại Việt Nam, vốn cũng đã bị hạ triển vọng hồi tháng 12/2019, cùng với việc hạ tín nhiệm quốc gia thời điểm đó.