• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 4:00:31 SA - Mở cửa
HNX có thực sự hút được dòng tiền từ HoSE?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 23/03/2021 10:32:04 SA
Trong những tháng gần đây quy mô cung cầu tăng mạnh trên sàn HNX trong bối cảnh sàn HoSE liên tiếp “phát bệnh”. Tuy nhiên, thực tế tỷ trọng thanh khoản giữa 2 sàn vẫn có sự chênh lệch khá lớn.
 
Kể từ cuối năm 2020 tới nay, sàn HoSE vẫn đang loay hoay với sự cố nghẽn mạng, Vn-Index gặp khó khăn tại ngưỡng 1.200 điểm trong khi đó chỉ số HNX-Index lại liên tục tăng lên ngưỡng 275 điểm (tương đương gần 40% so với cuối năm 2020).
 
Ngoài ra, xét về yếu tố thanh khoản, giá trị giao dịch của HNX cũng đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhất là từ tháng 11/2020 tới nay.
 
"Lớn nhanh" nhưng vẫn "nhẹ ký"
 
Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 của HNX tăng 75% lên mức 718,8 tỷ đồng/phiên. Từ tháng 11/2021 tới nay, giá trị giao dịch bình quân sàn này đã đạt gần 1.700 tỷ đồng/phiên.
 
Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân sàn HoSE trong năm 2020 tăng thấp hơn với 55,6% so với năm trước lên mức 6.400 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân từ tháng 11/2020 tới nay đạt hơn 13.400 tỷ đồng.

 
Tỷ trọng thanh khoản của HNX có tăng lên trong thời gian qua nhưng chưa đáng kể.
 
Không chỉ giá trị giao dịch, quy mô cung cầu trên HNX cũng có sự tăng mạnh trong các tháng gần đây. Nếu như đầu năm 2020, số lệnh mua bán trên HNX chỉ đạt khoảng 200.000 lệnh mỗi phiên thì trong giai đoạn tháng 9-11/2020 đã vươn lên đến khoảng hơn 500.000 lệnh/phiên, đến tháng 12/2020 con số này đã đạt gần 800.000 lệnh/phiên.
 
Sự dịch chuyển của dòng tiền còn được phản ánh mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng đầu năm 2021 khi quy mô cung cầu trong tháng 1 đạt 1 triệu lệnh/phiên, trong tháng 2 có giảm về 600.000 lệnh/phiên nhưng do đây là tháng có ít ngày lại rơi vào dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán nên sự sụt giảm này là đương nhiên.
 
Về tỷ trọng thanh khoản, xét trong dài đoạn từ 1/3 - 11/3/2021, tỷ trọng giá trị giao dịch của HNX trong tổng giá trị giao dịch của cả thị trường dao động từ 18 - 21% và duy trì ổn định kể từ đầu tháng tới nay.
 
Lũy kế theo tháng cũng cho thấy dấu hiệu dịch chuyển mạnh hơn trong tỷ trọng giá trị giao dịch của HNX khi tăng từ hơn 14% (tháng 10/2020) lên hơn 18% (giai đoạn nửa đầu tháng 3).
 
Thực tế, việc nghẽn lệnh trên HoSE kéo dài trong suốt những tháng qua có lẽ không chỉ tác động đến tâm lý và quyết định rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn trực tiếp thúc đẩy nhiều nhà đầu tư chạy sang sàn HNX hoặc UPCoM để tạm trú trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi cơ hội sinh lời của 2 sàn này từ trước đến nay cũng hấp dẫn hơn với biên độ giao dịch cao hơn HoSE.
 
Tuy nhiên, xét trong bức tranh chung dù tỷ trọng này có đang tăng lên nhưng vẫn là khá nhỏ bé so với HoSE khi lượng giao dịch chiếm tới hơn 80% vẫn thuộc về sàn này dù có khá nhiều vấn đề đang diễn ra.
 
HNX chưa đủ hấp dẫn
 
Thực tế, dù HoSE có nghẽn lệnh khiến các nhà đầu tư bức xúc nhưng vẫn không thể phủ nhận độ hấp dẫn của sàn này khi lượng “hàng hóa” tại đây vẫn được đánh giá là “chất lượng cao” trong mắt các nhà đầu tư.
 
Tính tới ngày 12/3, sàn HNX có 354 doanh nghiệp với hơn 13,6 tỷ cổ phiếu niêm yết, khá khiêm tốn so với con số 403 doanh nghiệp trên sàn HoSE với khối lượng niêm yết gần 103 tỷ cổ phiếu. Đồng thời vốn hóa sàn HNX cũng chỉ 7% vốn hóa sàn HoSE ở mức 323.000 tỷ đồng.
 
Lượng cổ phiếu vốn hóa lớn trên HNX cũng khá khiêm tốn khi chỉ có 6 mã có giá trị vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng gồm THD (Thaiholdings), SHB (Ngân hàng SHB), BAB (Bac A Bank), VCS (Vicostone), PVS (PTSC), IDC (Tổng công ty IDICO). Trong đó, mã có vốn hóa lớn nhất là THD cũng chỉ ở mức gần 71.000 tỷ đồng.
 
Trong khi trên sàn HoSE, số cổ phiếu có vốn hóa trên 10 ngàn tỷ đồng lên tới 52 mã, số cổ phiếu có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng là 13 mã.
 
Về khối lượng giao dịch, nếu xét trung bình khớp lệnh 20 phiên gần nhất trên HNX chỉ có 21 mã cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh trung bình trên 1 triệu cổ phiếu/phiên, khối lượng khớp lệnh từ 500.000 đến dưới 1 triệu cổ phiếu/phiên chỉ có 19 mã.
 
Do đó, sàn HNX sẽ hạn chế sự lựa chọn cổ phiếu cơ bản, thanh khoản cao. Ngoài ra cũng hạn chế phân khúc nhà đầu tư bởi nhà đầu tư có quy mô vốn trung bình từ 500 triệu đến dưới 3 tỷ đồng sẽ khó “mua hàng” nếu lựa chọn HNX.
 
Thêm vào đó là các mã có “sức nặng” đều đang lần lượt chuyển sàn sang HoSE. Đơn cử như VGC (Viglacera), ACB (ngân hàng Á Châu), VCG (Vinaconex)…vốn là những mã tạo thanh khoản chính cho sàn HNX trước đây đều đã chuyển về HoSE.
 
Trong thời gian qua, trước sự quá tải của HoSE có nhiều doanh nghiệp đã “xung phong” chuyển giao dịch sang HNX để giảm bớt gánh nặng nhưng đây cũng đều là những mã có thanh khoản ở mức thấp, không đáng kể và không có sức ảnh hưởng đến chỉ số.
 
Có thể tới đây sẽ có nhiều doanh nghiệp khác đi theo làn sóng dịch chuyển nhưng cần phải nhắc lại là việc chuyển niêm yết này chỉ mang tính chất tạm thời, đến khi tình trạng nghẽn lệnh của HoSE được giải quyết mọi thứ sẽ quay trở về quỹ đạo vốn có.
 
Theo chia sẻ của nhà đầu tư Minh Thắm (Hà Nội), thông thường khi quyết định “xuống tiền” các nhà đầu tư sẽ luôn hỏi nhau là ma mã nào chứ không phải là sàn nào. Do đó, yếu tố tiên quyết để hấp dẫn dòng tiền đó chính là chất lượng hàng hóa chứ không phải năng lực của sàn giao dịch.
 
Như vậy. dòng tiền thực chất chỉ là dịch chuyển từ mã cổ phiếu này sang mã cổ phiếu khác chứ chưa hẳn là dịch chuyển từ HoSE sang HNX.
 
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức