• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:44:01 CH - Mở cửa
Gạo giá rẻ nhập từ Ấn Độ đang kéo tụt giá gạo xuất khẩu Việt Nam
Nguồn tin: BizLive | 23/04/2021 8:35:03 SA
 Hiện nay giá lúa gạo trong nước đã giảm khoảng 1.000 đ/kg so với đầu vụ mà vẫn khó bán cho dù thu hoạch lúa Đông Xuân đã vào cuối kỳ.

 
Ảnh minh họa.
 
Ngày hôm nay (22/4), xu hướng thị trường lúa gạo ổn định, lúa Đông Xuân trên ruộng đã cạn nguồn, lúa Campuchia về ít do mưa và do biên giới đóng cửa vì dịch Covid-19. 
Cụ thể, giá lúa tươi IR 50404 của Việt Nam tại ruộng đã hết, lúa IR 50404 của Campuchia giá dao động từ 5.600 - 5.700 đ/kg, đứng giá. Lúa OM 5451 (Việt Nam) giá từ 6.100 - 6.200; Lúa OM 5451 (Campuchia) giá 5.800 đ/kg, đứng giá.
Lúa OM 6976 giá 6.200/kg, lúa OM 9577 và OM 9582 cùng giá 6.050 - 6.100 đ/kg. Lúa OM 18 giá 6.300 - 6.400 đ/kg. Đài thơm 8 (ĐT8) giá 6.400 - 6.500 đ/kg, tăng 50 đ/kg. Nàng Hoa giá 6.700 - 6.750 đ/kg, giảm 50 đ/kg,…
Giá gạo trắng tại nền tăng nhẹ do có nhiều tàu vào ăn hàng tại cảng. Sáng ngày 22/04/21 Jasmine loại 5% tấm giá 11.200 đ/kg (tại nền), gạo ĐT8 giá 10.600 - 10.700 đ/kg. Thị trường xuất khẩu giao dịch vẫn ảm đạm, khách mua trả giá khá thấp.
 
Nhập khẩu gạo Ấn Độ ngay khi Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân
 
Tại 1 số quốc gia nhập khẩu gạo lớn để tiêu dùng trong nước như Philippines, Indonesia và Malaysia, Chính phủ quy định “doanh nghiệp không được nhập khẩu gạo khi nông dân thu hoạch lúa”. 
Tại Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới thì doanh nghiệp vẫn tự do nhập khẩu gạo trong khi lúa Đông Xuân - vụ lúa chinh trong năm có sản lượng lớn đang thu hoạch. Điều này đã khiến cho hoạt động xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Tuấn Kiệt, Tổng giám đốc công ty TNHH Lương thực Thực phẩm XNK Miền Nam (Miền Nam Food) chia sẻ với BizLIVE: “Các anh em trong nhóm của chúng tôi rất quan tâm đến việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, và chúng tôi nhận thấy nhập khẩu gạo từ Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ lúa gạo trong nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến nay lượng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ đạt trên 180.000 tấn các loại. Trên thực tế, những lô gạo tấm nhập khẩu từ Ấn Độ đầu tiên về Việt Nam có giá 310 USD/tấn, tương đương 7.200 đ/kg tại cảng, đã phần nào bổ sung vào sự thiếu hụt nguồn tấm nguyên liệu dùng chế biến thức ăn gia súc và làm bột. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gạo Ấn Độ ngay khi nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa Đông Xuân thì không hay chút nào”. 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo từ ngày 1/4 - 15/4 đạt 475.544 tấn, với kim ngạch 246.206 triệu USD. Cộng dồn từ ngày 1/1 đến 15/4 đạt 1.666.868 tấn, với giá trị 894,325 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020 (1.682.436 tấn) về khối lượng giảm không đáng kể chưa tới 1%, nhưng tăng đến 15,45% về giá trị. Qua đó cho thấy giá gạo xuất khẩu trong các tháng đầu năm 2021 cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020.
Riêng trong tháng 3/2021, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước trên 539 nghìn tấn, với 291 triệu USD. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,192 triệu tấn, và 648,639 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Tại hội nghị sơ kết trồng trọt vụ Đông Xuân 2020-2021, triển khai sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa năm 2021 tại Nam Bộ, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, vụ Đông Xuân 2020-2021, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuống giống hơn 1,51 triệu hecta, giảm hơn 27.000 hecta so với cùng kỳ. Năng suất đạt hơn 7 tấn/hecta, sản lượng lúa ước đạt 10,7 triệu tấn, tăng 144.000 tấn so với cùng kỳ. Đây là năng suất lúa đạt cao nhất trong 5 năm qua. 
 
Đề xuất ngừng nhập khẩu gạo từ Ấn Độ
 
Vụ lúa Đông Xuân năm nay đạt trên 10,7 triệu tấn lúa, tương đương 5 triệu tấn gạo hàng hóa và hơn 1 triệu tấn tấm, nhưng lượng gạo xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm giảm đến 25% khiến lượng lúa gạo tồn kho trong doanh nghiệp, nhà máy xay xát và nông dân tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến đầu ra vụ lúa Đông Xuân năm 2020 - 2021. 
Bên cạnh nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, hàng năm Việt Nam còn đều đặn nhập khẩu lúa tiểu ngạch từ Campuchia khoảng trên 1 triệu tấn. Theo Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia, xuất khẩu lúa sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch trong 11 tháng năm 2020 đạt trên 1.177.000 tấn.
Do áp lực tồn kho và nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ nên 2 tuần qua lúa gạo và phụ phẩm của Việt Nam đồng loạt giảm sâu so với đầu vụ, mức giảm bình quân hơn 1.000 đ/kg.
Theo dự báo, vụ Hè thu 2021 do chất lượng lúa gạo thường kém hơn so với vụ Đông Xuân có khả năng giá lúa gạo Việt Nam sẽ giảm thêm, giả sử có một đợt giảm sâu có năng giá gạo xuất khẩu Việt Nam ngang bằng với giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ. 
Theo nguồn tin riêng của BizLIVE, đã có hiện tượng doanh nghiệp nhập khẩu gạo giá rẻ của Ấn Độ với chiêu bài "tạm nhập tái xuất" nhưng thực ra dùng pha trộn với gạo Việt Nam để xuất khẩu. 
“Để cứu nông dân trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề nghị Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương sớm có giải pháp đối với vấn đề này bằng cách cho ngừng nhập khẩu gạo Ấn Độ”, ông Kiệt đề nghị.
Câu chuyện các nhà thương mại Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ trong vụ lúa Đông Xuân làm giá lúa gạo trong nước sụt giảm mạnh, đã tạo nên làn sóng phản ứng từ nhiều doanh nghiệp gạo cùng các câu hỏi đặt ra gây tranh cãi như có nên đặt vấn đề về đạo đức kinh doanh không? có gây thiệt hại cho nông dân mình hay không? các cơ quan quản lý có nên đưa quy định khi nào nên nhập khẩu và khi nào nên dừng hay không?