Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết có 2, 3 đối tác lớn muốn mua cổ phần SHBFC, thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm 2021.
ĐHCĐ SHB: Có 2-3 đối tác lớn muốn mua cổ phần SHBFC, thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm nay
Chiều 22/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (
SHB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.
Tại đại hội, lý giải thắc mắc của cổ đông về tờ trình phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.500 đồng/cổ phiếu, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT
SHB cho hay
SHB đang chuẩn bị vốn để đón đầu cơ hội khi nền kinh tế "bật như lò xo" sau dịch. Cùng với đó, việc phát hành cổ phiếu với giá bằng chưa đầy một nửa thị giá cũng giúp cổ đông hiện hữu có cơ hội kiếm lời kể cả khi tính đến pha loãng cổ phiếu. Ngoài ra,
SHB cũng có thêm thặng dư vốn.
Liên quan đến việc tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài cho
SHB, Chủ tịch Đỗ Quang Hiển cho biết hiện chưa thể khẳng định sẽ chốt được cổ đông chiến lược trong năm nay. "Các cổ đông chiến lược nước ngoài vào
SHB đương nhiên sẽ có điều kiện ràng buộc về năng lực, về thời hạn nắm giữ cổ phần, giá bán cũng sẽ không thể thấp hơn giá bình quân trên sàn trong một số lượng phiên nhất định", ông Hiển nói.
Về vấn đề thoái vốn tại Công ty Tài chính Ngân hàng
SHB (SHBFC), ông Hiển cho biết ngân hàng đã lựa chọn được 2, 3 đối tác lớn và dự kiến năm 2021 sẽ thoái vốn thành công.
Liên quan đến tiến độ xây dựng trụ sở
SHB, Chủ tịch Đỗ Quang Hiển cho biết ngân hàng đang chờ các cơ quan quản lý có thẩm quyền chấp thuận chiều cao dự án. "Đất đó là đất vàng, nếu xây thấp tầng thì rất uổng phí. Dự án cũng sẽ là điểm nhấn của trung tâm TP. Hà Nội", ông Hiển chia sẻ.
Theo người đứng đầu
SHB, chiều cao của dự án dù không quá cao nhưng cũng cao hơn thông lệ, phù hợp với cảnh quan tuyến phố Lý Thường Kiệt. "Các dự án của cơ quan lớn khác thường có chiều cao 10-14 tầng.
SHB sẽ cố gắng đạt được chiều cao tối đa", ông Hiển cho hay.
Về kế hoạch lợi nhuận năm 2021 tăng "khủng" 78% nếu chưa tăng vốn và 87% nếu tăng vốn thành công trong năm, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc
SHB cho biết một trong những nguyên nhân quan trọng là do
SHB đã hoàn thành toàn bộ trích lập dự phòng nợ tồn đọng, nợ xấu sau sáp nhập Habubank, nhờ đó biên lãi thuần NIM sẽ tăng lên, trích lập dự phòng giảm, từ đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận.
Kết thúc đại hội, tất cả tờ trình đều được cổ đông thông qua.
* * *
Trước đó, theo tài liệu đại hội,
SHB trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Cụ thể, trong quý II,
SHB sẽ chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, nâng vốn lên gần 19.261 tỷ đồng. Trong quý III, ngân hàng sẽ chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 10,5%, qua đó tăng vốn lên hơn 21.282 tỷ đồng.
Ngoài ra,
SHB cũng dự định cháo bán gần 540 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 100:28) cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán là 12.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 54% so với thị giá hiện tại của cổ phiếu
SHB.
Số cổ phần phát hành cho cổ động hiện hữu được tự do chuyển nhượng. Thời gian phát hành dự kiến cũng trong quý III năm nay hoặc cho đến khi
SHB hoàn thành các thủ tục theo quy định.
Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của
SHB sẽ tăng tối đa lên hơn 26.674 tỷ đồng, tăng 52,3% so với hiện tại.
Với số vốn tăng thêm,
SHB dự kiến chi 500 tỷ đồng đầu tư hệ thống công nghệ, cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới hoạt động; số tiền còn lại để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay, đầu tư, cấp tín dụng.
Nếu việc chào bán cổ phiếu ra công chúng hoàn thành trong quý III, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của
SHB mục tiêu đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 87% so với năm 2020.
Tuy nhiên, nếu việc chào bán hoàn thành trong quý IV, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay ước đạt 5.828 tỷ đồng, tức tăng 78% so với năm trước.
Tổng tài sản tính đến thời điểm 31/12/2021 ước đạt 460.214 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng ước tăng 14% lên 361.003 tỷ đồng. Quy mô huy động vốn ước tăng 15% lên 388.549 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu kiểm soát dưới 2%.
Với kết quả kinh doanh trên,
SHB dự kiến tỷ lệ chia cổ tức năm 2021 là 15%.
Cùng với đó, HĐQT
SHB trình cổ đông thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến nước nước ngoài tại ngân hàng này.
Phía
SHB cho biết, theo Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 của Chính phủ quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại Việt Nam: (i) Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và (ii) Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.
HĐQT
SHB muốn giữ lại một phần tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược do ngân hàng này lựa chọn, do đó đề xuất với ĐHCĐ tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại
SHB là không quá 20% vốn điều lệ, đồng thời, chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài của
SHB tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là 10%.
Thời gian dự kiến thực hiện việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác là 1 năm kể từ ngày ĐHCĐ thông qua nội dung trên.
Một nội dung khác mà HĐQT
SHB trình các cổ đông là phương án phát hành trái phiếu quốc tế theo chương trình EMTN (Euro Medium Term Note). Phía
SHB cho biết theo dự kiến, chương trình EMTN và trái phiếu phát hành theo chương trình này sẽ được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.
Mục đích của đợt phát hành này là để tăng quy mô vốn hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng.
Tổng mệnh giá phát hành dự kiến là 500 triệu USD, bao gồm các trái phiếu quốc tế cao cấp và trái phiếu quốc tế tăng vốn cấp 2, phát hành ở thị trường quốc tế cho các nhà đầu tư ngoài lãnh thổ Mỹ.
Số lượng trái phiếu này dự kiến được phát hành theo nhiều đợt, trong đó đợt 1 dự kiến phát hành 300 triệu USD trái phiếu quốc tế cấp cao, không chuyển đổi, không có bảo đảm và không kèm theo chứng quyền. Kỳ hạn của đợt trái phiếu này dự kiến là 3-5 năm.