15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 17,77 điểm (1,43%) lên 1.259,58 điểm. Toàn sàn có 214 mã tăng, 207 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,41 điểm (0,15%) lên 280,27 điểm. Toàn sàn có 91 mã tăng, 115 mã giảm và 64 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 80,84 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức rất cao, tổng khối lượng giao dịch đạt 941 triệu cổ phiếu, trị giá 26.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 24.600 tỷ đồng, như vậy, TTCK Việt Nam tiếp tục có một phiên khớp lệnh tỷ "đô". Khối ngoại mua ròng nhẹ khoảng 90 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
14h15
Thị trường xảy ra tình trạng phân hóa cao, dù khởi sắc nhưng vẫn còn rất nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu. Trong đó, BCM giảm đến 5%, NVL giảm 5,1%, HVN giảm 2%, MWG giảm 1,6%, SAB giảm 1,4%..
13h40
Lực cầu dâng cao ngay sau giờ nghỉ trưa tiếp tục kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá. Trong đó, các mã như VNM, TPB hay MSN đều được kéo lên mức giá trần. MBB tăng đến 4%, HPG tăng 3,8%, PLX tăng 3,4%... VM-Index có thời điểm tăng trên 16 điểm với thanh khoản duy trì ở mức cao.
11h30
Đà tăng của VN-Index được củng cố khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn nới rộng thêm đà tăng. VNM dù không còn tăng trần nhưng vẫn lên 6,2% lên 92.400 đồng/cp. Trong khi đó, TPB tăng đến 6,4% lên 30.950 đồng/cp, MSN tăng 4,3% lên 99.100 đồng/cp, HPG tăng 3,8% lên 63.100 đồng/cp, PLX tăng 3,4% lên 52.400 đồng/cp. Các cổ phiếu lớn khác như HDB, MBB, FPT, ACB.. cũng đua nhau tăng giá mạnh.
VN-Index tạm dừng phiên sáng ở mức 1.250,17 điểm, tăng 8,36 điểm (0,67%). HNX-Index tăng trở lại 0,36 điểm (0,13%) lên 280,22 điểm. UPCoM-Index vẫn giảm nhẹ 0,4 điểm (-0,49%) xuống 80,45 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 581 triệu cổ phiếu, trị giá 15.800 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 14.950 tỷ đồng, riêng trên HoSE là 13.040 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 120 tỷ đồng trên HoSE và tập trung vào các mã như MSB, VHM, MBB, VNM...
Diễn biến giao dịch khối ngoại trên HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h25
VNM bất ngờ được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh 3,9 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn biến động tích cực và duy trì vững đà bứt phá. Các mã như NKG, TLG, SMC hay VIS đều được kéo lên mức giá trần. VGS tăng 8,9%, TVN tăng 8,6%, POM tăng 6,6%, HSG và HPG tăng lần lượt 5,4% và 3,8%.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, TPB, ACB, CTG, PLX... cũng đồng loạt tăng giá và kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu.
VN-Index tăng 3,13 điểm (0,25%) lên 1.255,94 điểm. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index vẫn đang giảm nhẹ do thiếu vắng lực đỡ từ nhóm có tính dẫn dắt.
10h25
VNM bất ngờ được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh 3,9 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn biến động tích cực và duy trì vững đà bứt phá. Các mã như NKG, TLG, SMC hay VIS đều được kéo lên mức giá trần. VGS tăng 8,9%, TVN tăng 8,6%, POM tăng 6,6%, HSG và HPG tăng lần lượt 5,4% và 3,8%.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, TPB, ACB, CTG, PLX... cũng đồng loạt tăng giá và kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu.
VN-Index tăng 3,13 điểm (0,25%) lên 1.255,94 điểm. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index vẫn đang giảm nhẹ do thiếu vắng lực đỡ từ nhóm có tính dẫn dắt.
9h55
Thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới với sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu trụ cột và khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu ở một số cổ phiếu trụ cột khác vẫn khá mạnh và điều này giúp gia dịch trở nên cân bằng hơn, các chỉ số biến động giằng co quanh mốc tham chiếu.
Các mã như MSN, TPB, VNM, PLX, CTG, BID... đồng loạt tăng giá và góp phần quan trọng trong việc nâng đỡ các chỉ số. MSN tăng đến 3,2% lên 98.000 đồng/cp, TPB tăng 2,1% lên 29.700 đồng/cp, VNM tăng 2,3% lên 89.000 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu ngành thép đồng loạt bứt phá, trong đó, TLH được kéo lên mức giá trần 18.500 đồng/cp, NKG cũng tăng trần lên 32.100 đồng/cp, HPG tăng 3,6%, HSG tăng 4,1%, TVN tăng 7,9%, SMC tăng 6,8%
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ bao trùm lên các cổ phiếu như NVL, VIC, PNJ, MWG, VRE, BVH, VPB. Trong đó, VIC giảm đến 1,8% xuống 129.600 đồng/cp và gây áp lực rất lớn đến VN-Index.
VN-Index hiện giảm 3,36 điểm (-0,27%) xuống 1.238,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 205,4 triệu cổ phiếu, trị giá 5.800 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,3 điểm (0,46%) xuống 278,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31 triệu cổ phiếu, trị giá 687 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,41%) xuống 80,52 điểm.
Thị trường chứng khoán biến động giằng co rung lắc trong tuần đầu tháng 5 vơi sự phân hóa mạnh ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Khối ngoại và tự doanh của các CTCK giao dịch theo chiều hướng tiêu cực và ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Đối với khối ngoại, dòng vốn này bán ròng trở lại đến hơn 2.900 tỷ đồng và tập trung vào các cổ phiếu trụ cột như HPG, VPB, VNM, VRE... Trong khi đó, khối tự doanh bán ròng 254 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index sẽ vẫn có thể giữ được khu vực hỗ trợ tại quanh 1.230 điểm và tiếp tục duy trì nhịp đi ngang trong tuần tới và cũng tiềm năng kiểm tra lại vùng kháng cự tại 1.260 điểm.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng thị trường dự báo sẽ điều chỉnh vào đầu tuần và có thể hồi phục về cuối tuần.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 7/5, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 229,23 điểm, tương đương 0,66%, lên 34.777,76 điểm, vượt đỉnh 34.548,53 điểm thiếp lập ngày 6/5. S&P 500 tăng 30,98 điểm, tương đương 0,74%, lên 4.232,6 điểm, vượt đỉnh 4.211,47 điểm thiết lập ngày 29/4. Nasdaq tăng 119,4 điểm, tương đương 0,88%, lên 13.752,24 điểm.
Chuyên gia phân tích của một số ngân hàng cảnh báo về nguy cơ bong bóng đối với cổ phiếu thép trên Phố Wall. Sau khi chạm đáy ở khoảng 460 USD trong năm 2020, giá thép cuộn cán nóng tại Mỹ hiện là 1.500 USD/tấn, mức cao kỷ lục và gấp gần 2 lần mức trung bình của 20 năm qua.
Kết thúc phiên 7/5, giá dầu Brent tương lai tăng 19 cent, tương đương 0,3%, lên 68,28 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 19 cent, tương đương 0,3%, lên 64,9 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu Brent tăng 1,5%, giá dầu WTI tăng 2%. Đây là tuần tăng thứ hai liên tiếp của giá dầu, tốt nhất kể từ tháng 11.